Không gian thiên nhiên yên bình nhƣng khắc nghiệt

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 57 - 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Không gian làng mạc nông thôn

2.2.1. Không gian thiên nhiên yên bình nhƣng khắc nghiệt

Trong Thời xa vắng, không gian làng quê êm đềm đƣợc nhà văn dựng

lên ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết “làng bập bềnh nhƣ trôi trong đêm sƣơng muối. Những cây cau thẳng đuột cao vóng nhƣ chỉ chực lao thẳng đến tận trời chìm ngập giữa âm thầm giá lạnh. Đã năm đêm nay sƣơng làm táp đen những luống khoai lang và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác” [46, 5]. Từ làn sƣơng lạnh lẽo đến những thân cau thẳng đuột đều vô cùng quen thuộc với làng quê Việt Nam. Không gian thiên nhiên đó dù đƣợc gắn với dấu mốc thời gian trƣớc Cách mạng tức tiền chiến thì về thời kỳ hậu chiến chắc chắn rằng cũng không có gì thay đổi. Thiên nhiên làng quên Việt muôn đời vẫn sẽ nhƣ vậy, vẫn êm đềm với rặng tre, bờ trúc... Nhắc đến không gian làng quên không thể không nhắc đến những cánh đồng. Cánh đồng trong

Thời xa vắng đƣợc nhà văn miêu tả với những sá cày đất gan trâu lật nghiên cứng nhƣ đá “Nó chạy sấp ngửa trên những thửa ruộng cày vỡ, những sá cày đất gan trâu lật lên nhƣ cánh phản rắn bóng nhếnh nháng. Chốc chốc vấp ngã, mặt nó đập vào mặt đất lật hơi nghiêng nhƣ đập vào đá, đau đến nỗi chỉ thấy nƣớc mắt ứa ra và không sao dậy nổi”. [46, tr.9]. Nông thôn trong tiểu thuyết Lê Lựu mang những nét đặc trƣng ngàn đời của vùng đất này khi hiện hữu những hàng cau, thửa ruộng.... Những tạo vật đó bắt nguồn ngay từ trong ca dao, cổ tích. Ca dao dân gian có những bài nói về công việc nhà nông, về đồng ruộng và cũng từ đó làm hiện lên không gian làng quê chẳng hạn nhƣ bài Cày đồng đang buổi ban trưa:

Cày đồng đang buổi ban trƣa Mồ hôi thánh thót nhƣ mƣa ruộng cày

Ai ơi bƣng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Hay trong một bài ca dao khác:

Trên đồng cạn, dƣới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

Những ruộng cày, đồng cạn, đồng sâu từ xa xƣa đã in dấu trong sáng tác của Lê Lựu chuyển hóa thành thửa ruộng cày vỡ với những mảng đất lật nghiêng. Cùng với ca dao, cánh đồng nông thôn còn xuất hiện trong cổ tích Tấm Cám khi hai chị em cùng ra đồng mò cua bắt tép để đổi yếm đào hay khi dì ghẻ dặn Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà giết thịt cá bống. Không gian làng quên từ thời của ca dao cổ tích đến thời kỳ tiền chiến và hậu chiến trong tiểu thuyết Lê Lựu vẫn giữ đƣợc sự yên ả, êm đềm ấy.

Làng quê trong Thời xa vắng bên cạnh sự bình yên đã nó còn là những

trận lụt nhấn chìm cả những nóc nhà “Những nhà thấp đều đã ngập lƣng mái. Những vƣờn chuối tiêu cũng ngập bủm từ bao giờ. Những rặng tre treo lơ lửng vô số túi bọt bong bóng của ễnh ƣơng, và kiến kéo nhau vón thành từng

ngấn dài đỏ ối nhƣ đƣờng ranh giới trên ngọn tre” [46, 51]. Những trận lụt lội nơi làng quê vào mùa mƣa không chỉ diễn ra trong thời kỳ tiền chiến mà còn diễn ra cả trong thời hậu chiến. Tuy nhiên, Lê Lựu đã lựa chọn và đặc tả những lụt trong thời kỳ tiền chiến.

Giống nhƣ trong Thời xa vắng, ở Chuyện làng Cuội không gian làng

quê cũng hiện lên vừa êm đềm vừa khắc nghiệt với lũ lụt thiên tai. Trận lụt ở

làng Cuội chẳng khác gì so với trận lụt ở quê hƣơng của Sài trong Thời xa

vắng và thậm chí có thể còn khắc nghiệt hơn khi “cả vùng ngoại bối thuộc tổng Cuội chỉ chừng vài chục nóc nhà có sức vật đất ao đắp nền nhà cao nhƣ đắp bờ thành thì ngập lƣng lƣng còn đại trà phải ngập đến ba, bốn cây đòn tay. Riêng hai làng Cuội Trung, Cuội Hạ ngập bủm” [52, 77]. Thiên tai, lũ lụt thậm chí đã mang đến những cái chết thƣơng tâm. Từ đứa trẻ đến ngƣời già chết đói, chết rét trong những ngày lụt lội không có chỗ chôn phải thả trôi theo dòng nƣớc đầm Cuội nhƣ đứa con của anh Thó.

Nếu nhƣ ở không gian tiền chiến, làng quê yên bình và khắc nghiệt thì ở không gian hậu chiến điều còn lại ở làng quê chỉ còn là sự yên bình. Ở hai

tiểu thuyết mà bối cảnh nông thôn đậm nét nhất là Thời xa vắng Chuyện

làng Cuội thì trong không gian hậu chiến không còn dấu vết của những trận lụt ngập ngọn tre, trôi nóc nhà nữa. Không gian hậu chiến ở làng quê trở nên khác biệt với không gian tiền chiến dù nhà văn không trực tiếp miêu tả. Thiên nhiên đã đổi thay bởi có bàn tay lao động của con ngƣời. Và cũng chính sự lao động của con ngƣời đã tạo nên đời sống mới.

Lê Lựu đã đặc tả không gian thiên nhiên trong các tiểu thuyết của mình

và trên nền không gian ấy ông tái hiện không gian xã hội với những con

ngƣời trong đời sống mới sau chiến tranh. Đây mới thực sự là diện mạo của không gian hậu chiến mà nhà văn hƣớng tới.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)