Giọng văn mỉa mai, chế giễu

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 101 - 107)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.2.2. Giọng văn mỉa mai, chế giễu

Giọng mỉa mai chế giễu là một trong ba giọng văn chủ yếu đƣợc Lê Lựu sử dụng để kiến tạo nên các kiểu không gian và đồng thời cho thấy thái độ của nhà văn đối với chúng.

Khảo sát giọng điệu trong ba cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà chúng tôi nhận thấy giọng mỉa mai, chế giễu trong Thời xa vắng chuyện làng Cuội thƣờng đƣợc sử dụng trong việc mô hình hóa không gian làng quê những năm đầu đổi mới với những trì trệ, bảo thủ, lạc

hậu. Trong Hai nhà, giọng này đƣợc sử dụng để khắc họa không gian thành

Giọng văn giàu tính mỉa mai, diễu nhại đƣợc sử dụng để miêu tả về không gian làng hàng Hạ Vị qua cái nhìn của Sài. Nhà văn chế giễu sự bảo thủ bắt đầu t việc giữ nguyên chiếc kẻng sau bao năm, bao đời chủ nhiệm dù nó đã hỏng “đến bây giờ nó đã bục ở giữa, phía dƣới giập, phía trên rỉ hết lớp này tở ra lại đến lớp khác. Mỗi lần gõ vào nó chỉ cạch…ạch…ạc mà vẫn cứ đều đặn ngày năm lần phó chủ nhiệm phụ trách sản xuất sai con ra đánh kẻng làm giờ nghỉ, giờ họp” [46, 359]. Chiếc kẻng đã trở thành miếng sắt vụn bỏ đi theo đúng nghĩa nhƣng vẫn đƣợc dùng báo hiệu hoạt động của đời sống nông thôn. Nó biểu tƣợng cho một nếp nghĩ cũ kỹ duy trì không biết bao nhiêu lâu và ngƣời ta cứ đi theo nó mà không tìm một lối đi khác biệt. Ngay cả tiếng kêu của chiếc kẻng cũng trở thành đối tƣợng giễu nhại của nhà văn. Tiếng kêu rời rạc, khô khan nghe nhƣ tiếng đập cánh hay nhƣ tiếng phủi bụi thế mà ngày ngày đều đặn vang lên. Không gian làng quê với những trì trệ hiện lên ngay từ những tiếng kêu của chiếc kẻng bỏ đi đó. Dẫu thế, đây cũng là một không gian yên bình, dễ chịu. Giọng chế giễu còn đƣợc sử dụng để nói về đời sống lao động tùy tiện, bừa bãi của ngƣời nông dân Hạ Vị “Và, cái giờ giấc đi làm không biết ai quy định từ khi Sài mới đi bộ đội đến giờ vẫn đúng nhƣ thế. Bất chấp mùa nào. Bất chấp làm thứ hoa màu gì. Bất chấp thời tiết ra sao” [46, 359]. Điệp ngữ “bất chấp” tạo nên sự khẳng định chắc chắn về thái độ “kiên định” của ngƣời nông dân. Họ cho phép mình tùy tiện giờ giấc dù cho có làm gì đi chăng nữa. Chính tác phong của cƣ dân nông nghiệp đó khiến mọi thứ trở nên chậm phát triển. Không gian làng quê trì trệ, bảo thủ một lần nữa hiện lên qua giọng văn chế giễu, mỉa mai của Lê Lựu.

Trong Chuyện làng Cuội, trƣớc những sự bảo thủ, trì trệ và những bƣớc

đi có phần chệch choạc trong quá trình đổi mới nhà văn thể hiện thái độ bằng giọng mỉa mai, chế giễu xuyên suốt tác phẩm. Phần thứ bốn của tiểu thuyết với nhan đề “chuyện tình thứ năm” chủ yếu kể về không gian làng Cuội sau chiến tranh. Sự quy hoạch, đổi mới làng quê bắt đầu với việc thống kê sô liệu

về đời sống xã hội. Nhà văn sử dụng một câu văn có tính phỏng đoán để chỉ ra tính đặc biệt của con số đó “có lẽ quá triệt ý định của bí thƣ phải làm nổi bật lên viễn cảnh tƣơng lai, hay thực chất nó là thế, mà những con số so sánh về mọi mặt nó chỉ bằng hoặc kém hơn hồi chết đói năm 1945” [52, 391]. Con số thống kê nói lên cuộc sống của ngƣời dân bấy giờ chỉ “bằng” hoặc “kém” hồi năm 1945 có nghĩa vẫn rất đói nghèo. Nhà văn cụ thể cho sự đói nghèo đó bằng việc tính toán giá trị của một ngày công qua thang đo là que kem “chẳng hạn một lao động chính làm quần quật từ sáng sớm đến tối nhọ mặt ngƣời bình quân giá trị một ngày công chỉ mua đƣợc bốn phần 10 que kem, nghĩa là đi cày bừa, cuốc đất ròng rã hai ngày rƣỡi trời mới đƣợc một que kem” [52, 391]. Việc lấy thang đo giá trị là que kem vừa kỳ lạ, vừa nói lên sự rẻ mạt của ngày công một cách phi lí khi làm hơn hai ngày trời mới mua đƣợc một que. Với thang đo này, nhà văn có ý chế giễu, mỉa mai sự vô lý của những con số thống kê. Không dừng lại ở thang đo “que kem”, Lê Lựu còn mang đến sự mỉa mai, chế giễu sâu sắc hơn khi chỉ ra đời sống khá giả của ngƣời nông dân trong khi làm hai ngày mới mua đƣợc một que kem trọn vẹn “đƣợc cái, nông dân không mấy ăn kem và bằng cách nào đó nhiều ngƣời vẫn sống đàng hoàng với sập gụ, tủ chè, xe đạp, ra đi ô, xây nhà, xây sân nên không mấy ai xúc động về những con số “đói khổ”. Ngay cả những ngƣời quần đụp, nón mê, quanh năm không đủ khoai và rong diềng để ăn, cũng không thấy khổ sở lắm, không cần để ý đến giá trị ngày công, cũng không thấy cần thiết phải thay đổi làm gì” [52, 391]. Nhà văn đã đi đến cùng của sự thiếu chính xác trong những con số thống kê để mỉa mai, chế giễu những ngƣời đƣa ra chúng trong không gian làng quê hậu chiến. Qua giọng văn, nhà văn cho thấy một không gian làng quê sau chiến tranh không đến mức quá đói nghèo nhƣ những con số nói lên nhƣng cũng không thiếu những ngƣời trì trệ thấy “không nhất thiết phải thay đổi” dẫu mặc quần đụp, đội nón mê và quanh năm không đủ khoai, rong diềng để ăn.

Giọng văn mỉa mai, chế giễu của Lê Lựu tiếp tục đƣợc ông phát huy

trong Chuyện làng Cuội khi nói về kết quả sau mƣời năm của hành trình đổi

mới. Ông viết “gần mƣời năm sau, những cây cột điện bằng xi măng vẫn xếp hàng đứng giữa cánh đồng nhƣ những bàn tay cụt quyết tâm đâm lên trời kiên nhẫn chờ đợi những tấn dây tải đã đƣợc duyệt cấp phát từ mƣời năm trƣớc mà không biết nó còn nằm ở đâu” [52, 417]. Những cây cột điện đƣợc so sánh với những bàn tay đâm lên trời biểu thị quyết tâm chờ đợi sự đổi thay theo đúng kế hoạch nhƣng vô vọng bởi dây tải điện đƣợc cấp phát đang ở đâu thì không biết đã cho thấy thái độ của nhà văn. Thái độ của nhà văn còn đƣợc thể hiện khi ông liên tiếp tự đặt câu hỏi rồi tự phủ định “Những nhà máy ầm ầm ì ì suốt ngày đêm? Quên đi. Từng đàn máy bay phun thuốc sâu? Quên đi” [52, 417]. Điệp từ quên đi tạo nên giọng phủ định mang tính mỉa mai đối với những dự định triển khai không thành. Dự định về những nhà máy, những công trình, con đƣờng chỉ nằm trong tƣởng tƣợng còn thực tế tƣơng phản hoàn toàn bởi dƣờng nhƣ không có gì thay đổi “những con đƣờng liên thôn liên xã vẫn lầy lội gồ ghề, có chỗ mặt đƣờng chỉ còn bằng hai bàn chân đặt ngang” [52, 417]. Diện mạo làng quê đƣợc kiến tạo bởi giọng văn mỉa mai, chế giễu hiện lên trong sự đổi thay chậm chạp đến trì trệ qua đó Lê Lựu gửi đi thông điệp về sự thay đổi thực sự - thay đổi từ tận gốc rễ.

Giọng điệu mỉa mai, chế giễu của nhà văn đã dựng lên không gian

thành thị với những khó khăn thời bao cấp trong tiểu thuyết Hai nhà “một bát

xôi và mấy lạng giò vào những năm tháng này thì quá bình thƣờng, không có giá bằng dăm cọng rau cải luộc trong các nhà hàng đặc sản. Nhƣng lúc bấy giờ cái thời mà mua cái kim cũng phải tem phiếu, phải xếp hàng chờ đợi thì không phải ai ƣớc cũng đƣợc ăn xôi với giò lụa” [53, 24]. Lê Lựu đã so sánh cuộc sống trong xã hội thời kỳ hiện tại với đời sống thời “tem phiếu” để nói lên những khó khăn, vất vả của cả một thời ở thành thị. Trong bối cảnh của thời bao cấp, ăn xôi với giò lụa là ƣớc mơ của nhiều ngƣời. Tuy nhiên, bằng

chất giọng chế giễu, mỉa mai, ở Hai nhà, nhà văn không chỉ dựng lên không gian thành thị với những khó khăn trong đời sống mà còn là không gian chật hẹp, ngột ngạt và không gian của những mâu thuẫn bất hòa.

Sự ngột ngạt trong không gian đô thị không chỉ diễn ra trong một mái nhà mà diễn ra trong cả một khu tập thể với những quy định vô lí ràng buộc. Lê Lựu đã dùng giọng mỉa mai, chế giễu để nói lên điều này “không biết ai ra cái quy định gây khó dễ ấy. Chỉ cần một nhà bên cạnh thâm thù nhau chuyện gì đó, không ký vào đơn là nhà kia muôn đời không đƣợc sửa chữa cơi nới và làm nhà. Nó khốn nạn ở chỗ, sự ngu xuẩn độc ác bịt mắt, bóp cổ dân nhƣ thế đƣợc núp dƣới cái gọi là chủ chƣơng chính sách của nhà nƣớc, vậy mà vài ba chục năm, thậm chí cả nửa thế kỷ không ai để mắt tới” [53, 87- 88]. Cái quy định tƣởng chừng nhƣ xuất phát từ sự đoàn kết hay sự tôn trọng cộng đồng rằng phải có chữ ký của nhà hàng xóm thì mới có thể đƣợc sửa chữa nhà vốn rất tích cực thực tế lại cản trở cuộc sống chung. Chính bởi quy định ấy mà những căn phòng tập thể dù đã rệu rã, long lở nhƣng không thể sửa chữa. Hơn nữa, hàng xóm ở cạnh nhau nhƣng chỉ chia sẻ với nhau khi nghèo đói còn khi dƣ dật hơn ngƣời thì họ ghen tị, xoi mói… dẫn đến mối quan hệ giữa những con ngƣời trong khu tập thể trở nên ngột ngạt, bức bách. Minh chứng cho nó là trong khoảng mƣời tháng sửa nhà của gia đình Địa – Nhân dƣờng nhƣ lúc nào nào ngƣời ta cũng nghe thấy tiếng chửi bới, nhục mạ “suốt mƣời tháng giời không ngày nào không có tiếng kêu la gào hét, tiếng chửi tục tằn bẩn thỉu đội lên đầu “lão Địa, con Nhân”, “làm rơi gạch vỡ chậu nhà ông”, “thằng già thâm hiểm, con đĩ lƣu động”, “phá nhà tao, đổ cát vào mâm cơm nhà tao…” [53, 242]. Từ chuyện sửa nhà của Địa – Nhân, bằng giọng văn độc đáo Lê Lựu đã chế giễu cái quy định vô lí “không biết ai ra” nhƣng đã gây nên sự bức bối, bất hòa trong khu tập thể. Giả sử không có quy định ấy thì những ngƣời chung vách, chung mái dẫu có ghen tị, đố kị đến đâu cũng chẳng làm gì có thể ảnh hƣởng đến việc sửa chữa của ngƣời khác.

Dƣới mắt quan sát của Lê Lựu, không gian những căn phòng chật hẹp của thành thị là nơi những giá trị truyền thống bị phá vỡ dẫn đến những mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng. “Vài năm nay thủ trƣởng có thƣ ký riêng phục vụ và bà Di-đen chài đƣợc Thiệt thì những cuộc nhậu nhẹt để từng mô trên giấy báo giảm hẳn. Chỉ thỉnh thoảng thủ trƣởng đến “nộp thuế” nhƣ ông nói. Sau chuyện vợ Tâm đánh ghen thì ngƣời “nộp thuế” trong cái phòng 8 mét vuông ấy là ông Thiệt” [53, 205]. Lê Lựu sử dụng một cách gọi đặc biệt mỉa mai cho cái không gian của lòng chung thủy bị phá vỡ “cái phòng 8 mét vuông”. Có thể nói, 8 mét vuông là căn phòng đủ hẹp để trở thành nơi tình tự riêng tƣ cho những kẻ vụng trộm. Trong căn phòng ấy, bà Nhân (tức Di-đen) thỏa mãn nhu cầu cá nhân và vứt đi sự chung thủy với chồng còn Thiệt trở thành kẻ Sở Khanh đích thực khi “cặp” với cả Linh Anh và Nhân. Có lẽ xuất thân nông thôn nên dƣờng nhƣ Lê Lựu có định kiến về ngƣời phụ nữ thành thị dẫn đến trong các tác phẩm của ông khó tìm đƣợc một cô gái thành phố nào thục hiền, thủy chung. Giọng mỉa mai của nhà văn đã cho thấy thái độ phê phán của ông trƣớc những không gian chật chội nơi các giá trị đạo đức bị băng hoại và khởi sinh ra những bất hòa, tan vỡ hạnh phúc.

Giọng mỉa mai, chế giễu đƣợc Lê Lựu sử dụng cùng với việc kiến tạo không gian làng quê, không gian thành thị, không gian tâm tƣởng trong cả ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà. Bằng chất giọng độc đáo này, nhà văn phê phán những bảo thủ trì trệ trong đời sống những năm hậu chiến, đồng thời phê phán lối sống, kiểu cách thành thị đầy những bất hòa, xung đột giữa những bức tƣờng ngột ngạt. Qua giọng văn, ngƣời đọc có thể nhận thấy tình yêu tha thiết với cuộc đời và khát khao có sửa đổi không gian hậu chiến để có đƣợc một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)