Không gian tình ngƣời đằm thắm

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 67 - 71)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Không gian làng mạc nông thôn

2.2.4. Không gian tình ngƣời đằm thắm

Sau những năm tháng xa quê Sài trở về quê hƣơng gặp lại những ngƣời nông dân chân chất và nhất là những cánh đồng quen thuộc. Những ngƣời nông dân cần cù chất phác và gần gũi chào đón Sài trở về “Ai cũng mời mọc hẹn hò. Một con bé chừng mƣời bảy tuổi rất xinh gái đứng lặng nhìn mọi ngƣời đang quây quần ríu rít quanh ngƣời Sài nói cƣời hơ hớ. Cuối cùng nó níu tay anh: “Tối nay chú ra nhà cháu nhớ”. “Mày là con nhà ai?”. Mọi ngƣời cƣời òa ra. Trời ơi, con nhà anh cả đấy” [46, 357]. Tình cảm quê hƣơng ấm nồng trong lời mời sang chơi của cô cháu gái ấy dành cho Sài. Không chỉ có cô gái mà dƣờng nhƣ ai cũng hân hoan khi Sài trở về quê hƣơng “hàng tuần lễ đến nhà nào cũng nhƣ về nhà mình. Hoặc là bạn bè của bố mẹ hoặc là bạn của anh chị, hoặc họ hàng, cháu chắt, hoặc chả hề quen biết gì với anh nhƣng ai cũng thành thật tốt bụng. Bà con mình tốt quá” [46, 358]. Ngƣời dân làng Hạ Vị quê Sài không phải những ngƣời giàu có vật chất nhƣng lại là những ngƣời giàu có tinh thần. Họ đón Sài bằng tấm chân tình quê hƣơng nồng đƣợm mà mộc mạc.

Chuyện làng Cuội, ngƣời đọc cũng dễ dàng nhận thấy đƣợc tình ngƣời nồng ấm nơi những ngƣời dân quê. Tình ngƣời nồng ấm ấy thể hiện rất rõ khi hoạn nạn khó khăn nhƣ thiên tai lụt lội. Ở làng Cuội, tình ngƣời ấm nồng có thể thấy rõ ở nhân vật ông Cu Từ. Dù không phải một ngƣời có chức sắc, danh vọng gì nhƣng tất cả ngƣời dân làng Cuội rất nể phục, kính trọng ônh Cu Từ bởi những tính cách và con ngƣời của ông “hồi ấy chƣa có nhiều ngƣời sống dai nhƣ bây giờ. 50 tuổi đã lên lão, nên Cu Từ mới 47 tuổi đã đƣợc gọi là ông từ năm bảy năm nay. Ông Cu Từ có cái uy của một ngƣời táo tợn sẵn sàng sấn sổ lao vào bất cứ chỗ hiểm nguy nào. Ông cũng là ngƣời biết “tề gia”. Anh em, con cháu biết kính trên nhƣờng dƣới đâu ra đấy” [52, 81]. Cái uy của ông Cu Từ khiến ông đƣợc mọi ngƣời tin tƣởng nhất là khi nảy sinh những mâu thuẫn giữa ngƣời làng, hàng xóm láng giềng “...có những lời nói xa xôi, “mát mẻ”, những lời chửi cạnh khóe để dẫn tới những trận xô xát, ẩu đả, đẩy, đạp nhau ngã ùm ùm. Có nhà lật cả bè làm vợ chồng, con cái, nồi niêu bát đĩa úp xuống nƣớc. Có nhà vác dao bầu chém nhau, máu đỏ loang loáng mặt nƣớc. Những lúc ấy ngƣời ta đều gào đến ông Cu Từ” [52, 81]. Ông Cu Từ giống nhƣ một ngƣời phân xử, ngƣời giữ gìn tình làng nghĩa xóm. Nếu không có ông, những mâu thuẫn nhỏ nhặt có thể từ “bé xé ra to” làm mất đi tình làng nghĩa xóm-điều quan trọng nhất của làng quê. Bất cứ khi nào biết tin có mâu thuẫn nổ ra, ông đều vội vàng bởi sợ mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn khiến tình cảm láng giềng rạn nứt “khi biết tin thì ông “đi” rất vội vàng vì sợ chậm nó xảy ra to hơn” [52, 82]. Cách xử lí những mâu thuẫn giữa ngƣời làng với ngƣời làng của ông cũng linh hoạt tùy tạng ngƣời, tùy việc. Có khi ông lặng thinh nhƣng đầy uy lực “dửng dƣng, nhƣ là khinh bỉ, mặt ông lạnh tanh” [52, 82] nhƣng có khi ông lại lớn tiếng chửi bới “Đ.mẹ nhà các anh không biết nhục hả? Đang lúc khốn khổ khốn nạn thế này, không biết cƣu mang đỡ đần cho nhau lại còn cắn xé, chém giết lẫn nhau” [52, 82]. Lời chửi của ông Cu Từ không chỉ ngăn chặn mâu thuẫn, cảnh tỉnh con ngƣời mà còn

nhắc nhở ngƣời làng về sự đùm bọc sẻ chia nhƣ truyền thống “bầu ơi thƣơng lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhƣng chung một giàn”.

Ông Cu Từ có thể nói là hiện thân của tình làng nghĩa xóm nơi đồng quê. Ông không chỉ lo lắng những việc “vác tù và hàng tổng” của làng Cuội mà còn quan tâm, yêu thƣơng cô em gái tên Đất. Chính ông là ngƣời đã mở đƣờng cho Đất đến với Kiêm-một cán bộ Cách mạng hoạt động ở làng Cuội.

Ông Cu Từ, bà Đất và Huyền đều là những ngƣời trong cùng một gia đình nên có thể thấy giữa họ tình ngƣời nơi làng quê hòa quyện cùng tình cảm máu mủ ruột già. Bên cạnh tình cảm huyết thống đó, tình ngƣời nơi làng quê còn đằm thắm giữa ngƣời xa lạ vốn có những mâu thuẫn không thể dung hòa. Huyền vốn đem lòng yêu ngƣời thầy giáo dạy toán của mình từ ngày còn đi học. Sau bao năm sống giữa dòng đời tƣởng chừng tình yêu đó đã phai nhạt, nhƣ không, cô vẫn yêu tha thiết ngƣời thầy năm nào. Huyền tâm sự với bà “Nói đúng ra cháu cũng có gặp mấy anh. Nhƣng yêu nhau ít bữa lại chán, chẳng thấy ai bằng anh ấy” [52, 463]. Huyền yêu một ngƣời đàn ông đã có gia đình và bất chấp tất cả đến với anh “Ai muốn khoác, muốn choàng bao nhiêu thứ khinh bỉ, kinh tởm lên đầu cháu, cháu đâu có ngán. Cháu yêu cho cháu, cháu sợ gì ai mà không giành lấy anh ấy. Anh ấy là của cháu” [52, 463]. Tình yêu của Huyền mãnh liệt đến mức cô sẵn sàng tìm gặp ngƣời vợ hợp pháp của ngƣời yêu. Tƣởng chừng cuộc gặp gỡ giữa hai ngƣời đàn bà ở vị thế của những tình địch sẽ dấn đến một cuộc khẩu chiến kịch liệt thậm chí xô xát nhƣng cuộc trò chuyện diễn ra theo chiều hƣớng hoàn toàn ngƣợc lại. Hai ngƣời đàn bà vừa trò chuyện, vừa giãi bày một cách sòng phẳng và chân thành. Huyền chƣa kịp tự giới thiệu thì chị vợ anh giáo đã chủ động đón lời

không cần đâu, tôi biết cô rồi”. Không phải chị mới biết câu chuyện ngoại

tình của chồng với cô học trò mà chắc chắn đã biết từ rất lâu nhƣng chị chấp nhận nó. Chị lịch sự mời Huyền uống nƣớc “tôi chỉ muốn mời cô xơi nƣớc chờ anh ấy. Nếu cô không thích thế. Tùy cô” [52, 464] và cũng lịch sự nói với

cô về việc đã ký vào đơn ly hôn “tôi cũng báo để cô yên tâm là tôi đã ký vào đơn của anh ấy gửi cho tòa rồi” [52, 464]. Sự thẳng thắn trong đau đớn của ngƣời phụ nữ có gia đình khiến Huyền không khỏi băn khoăn, bất ngờ khiến cô liên tục đặt ra những câu hỏi “Liệu có một khả năng, xin lỗi chị. Liệu biết rằng không còn khả năng níu kéo anh ấy, chị đã chuẩn bị sẵn một phƣơng án nào đấy nên mới sẵn sàng ký đơn ly hôn cho anh ấy bỏ và hôm nay chị nói chuyện với tôi bình tĩnh nhƣ thế?” [52, 466] và “Tôi xin phép hỏi chị câu cuối cùng. Chị đã nói sẵn sàng cùng anh ấy ra tòa giục “giải quyết” sớm để giúp tôi. Nếu bây giờ anh ấy về, ta bàn luôn và sáng mai chị và anh ấy đi làm việc đó có đƣợc không?” [52, 467]. Nghe những câu trả lời và chứng kiến những giọt nƣớc mắt rơi từ đôi mắt ngƣời vợ sắp ra tòa, Huyền cảm thấy “không còn đủ sức để nói gì nữa” [52, 468] và cô quyết định hai hôm sau yêu cầu ngƣời yêu cùng ra tòa rút đơn ly dị vợ. Tình yêu tƣởng chừng bất chấp tất cả để giành đƣợc ngƣời yêu ở Huyền đã thay đổi. Cô thƣơng ngƣời vợ sắp phải ly hôn chồng, thƣơng những đứa con sắp phải chịu cảnh gia đình tan vỡ. Tình thƣơng và tình ngƣời đã thế chỗ cho tình yêu trong trái tim Huyền. Tình thƣơng mà Huyền dành cho chị vợ của ngƣời yêu là tình cảm giữa những con ngƣời xa lạ, thậm chí đối nghịch. Tình cảm đó cũng đƣợc đáp lại khi ngƣời phụ nữ kia đã ở bên Huyền ngay trong lúc cô đau đớn, cô đơn nhất. Trong những dòng cuối của câu chuyện về làng Cuội, Lê Lựu đã thắp lên ngọn lửa của tình ngƣời nơi làng quê qua hình tƣợng hai ngƣời phụ nữ. Trong sự cô đơn, mất mát Huyền hỏi ngƣời từng là tình địch của mình “Chị ơi, chị có bỏ em không?” và ngƣời từng là tình địch ấy ôm ghì lấy Huyền và nói “Thôi đừng nói gì nữa. Chị tính thế này. Từ nay con cháu lớn sang ở hẳn với cô và ngày nào chị cũng đến ngủ chỗ em khi nào em hết giật mình”. Ngƣời phụ nữ cao thƣợng ấy cũng khẳng định “Em làm bất cứ việc gì, cũng sẽ có chị Huyền ạ” [52, 515]. Tình yêu thƣơng, tình ngƣời đã kết nối hai ngƣời phụ nữ xa lạ. Họ dựa vào nhau, yêu thƣơng nhau để bƣớc tiếp cuộc đời. Hình ảnh hai ngƣời

phụ nữ đi bên nhau cuối truyện trở thành biểu tƣợng cho tình ngƣời quê hƣơng thời hậu chiến “Hai chị em họ ôm lấy nhau, dìu đỡ nhau đi giữa cánh đồng buổi sớm ở làng Cuội lúc mới có một vài bóng ngƣời nhập nhòa trong sƣơng” [52, 515].

Lê Lựu đã phản ánh chân thực diện mạo của nông thôn Việt Nam thời

hậu chiến trong từng trang tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội...Thời

kỳ hậu chiến mang đến sự đổi thay sâu sắc cho nông thôn Việt Nam không chỉ về diện mạo mà còn về đời sống xã hội. Không gian thiên nhiên làng quê thời hậu với bàn tay lao động cải tạo của con ngƣời đã đƣợc quy hoạch một cách khoa học nhƣng vẫn giữ đƣợc vẻ thanh bình vốn có. Đời sống của ngƣời dân cũng khác biệt. Dẫu đâu đó còn những chệch choạc, quan liêu rƣờm rà nhƣng tất cả đƣợc thay đổi triệt để sau đổi mới. Những tàn tích của chiến tranh dần mất đi, con ngƣời cuốn vào đời sống mới hăng hái và háo hức.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)