Không gian làng quê “đất lề quê thói”

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 65 - 67)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Không gian làng mạc nông thôn

2.2.3. Không gian làng quê “đất lề quê thói”

“Đất lề quê thói” là những phong tục, những tập quán riêng mà hầu nhƣ vùng quê nào cũng đó. Đó có thể là những hủ tục lạc hậu nhƣ tảo hôn hay là những tôn ti trật tự nhƣ vị thế không thể thay thế của các vị lão niên trong làng hay ngƣời anh cả trong gia đình.

Trong Thời xa vắng, “đất lề quê thói” trƣớc cách mạng là hủ tục tảo hôn mang đến cuộc hôn nhân không hạnh phúc của Giang Minh Sài. Thời hậu chiến hủ tục tảo hôn đó không còn thì “đất lề quê thói” lại chuyển hóa thành “nề nếp gia phong”. Trong gia đình, luôn có một ngƣời đàn ông đứng ra quyết định mọi việc. Những ngƣời còn lại buộc phải tôn trọng, phải tuân theo dù muốn hay không muốn. Trong cuộc họp gia đình, dù thấy anh Tính nói dài dòng nhƣng Sài và tất cả mọi ngƣời vẫn phải “trật tự” lắng nghe “Tính nói dài dòng về nề nếp một gia đình, về sự thống nhất từng nhỏ nhặt , về sự bàn bạc tính toán lƣờng trƣớc hậu quả của mỗi công việc là rất cần thiết khiến cả Hà,

Hiểu và Sài đều sốt ruột. Họ “trật tự” và “nghiêm trang” giả vờ để anh đỡ ngƣợng. Anh nói đƣợc những lời rất chân thành sâu xa, chỉ có điều ai cũng

biết cả rồi” [46, 385]. Sự trật tự lắng nghe ngay cả những điều đã biết rồi cho

sự tôn trọng truyền thống gia đình, tôn trọng nề nếp gia phong. Nề nếp gia phong là truyền thống ngàn đời và vẫn đƣợc giữ gìn đến thời kỳ hậu chiến.

Chuyện làng Cuội, ông Cu Từ vốn là ngƣời có uy tính trong làng Cuội từ những năm mới chỉ ngoài bốn mƣơi tuổi lại trải qua những năm tháng cách mạng rồi cải cách ruộng đất nên vị thế của ông trong lòng ngƣời dân làng Cuội càng lớn. “Cụ là ngƣời đầu tiên làm tổ trƣởng du kích làng này. Chính cụ là ngƣời nhận quả lựu đạn thật duy nhất do đồng chí Văn Yến chủ tịch Việt Minh huyện, sau này làm đến bí thƣ tỉnh ủy rồi vào trung ƣơng trao tận tay cho cụ xong, còn nắm lấy bàn tay ấy lắc lắc ba cái nữa. Cụ là ngƣời đầu tiên ở xã này lên huyện phá kho thóc cùng chú Kiêm, em rể, bố anh Hiếu (chú dƣợng chứ không phải là bố Hiếu nhƣng chỉ trừ có thời cải cách, còn lại

anh toàn gọi là bố). Ngƣời đầu tiên đi phục kích Tây ở bốt Phƣơng Trà” [52,

22]. Trong tất cả những cái đầu tiên của ông Cu Từ thì việc ông là Đảng viên đầu tiên của xã là quan trọng nhất. Tất cả những cái đầu tiên ấy cùng với tuổi tác đã mang đến cho ông Cu Từ vị thế tham dự vào tất cả những việc hệ trọng của làng. Bởi vị thế ấy nên dù cái chết chẳng lấy gì làm đẹp đẽ của bà Đất, em gái ông, khiến ông đau đớn, nhục nhã thì ông vẫn muốn quyết định những việc hệ trọng trong hậu sự cho em bất kể có sự giúp đỡ của chính quyền xã và sự chỉ đạo của Hiếu là cán bộ cấp cao của tỉnh. Khi Hiếu nói rằng việc tổ chức hậu sự sẽ do huyện và xã lo thì lập tức thái độ của cụ Từ thay đổi “ông cụ

xầm mặt đứng bật dậy giật chiếc áo vắt lên vai đi ra cửa”[52, 27].Cụ Từ thay

đổi thái độ bởi vị thế quan trọng của cụ trong việc hệ trộng không còn cũng tức là cái lề thói xƣa nay của làng quê bị phá vỡ. Mất đi vị thế, cụ giận và bắt con cháu không đƣợc tham gia vào chuyện của “ngƣời ta”: “ngƣời nhà ông chết, chúng ông thiệt, chúng nó mất mát gì mà chả lập ra ban nọ, bệ kia.

Thằng Nạc đâu. Gọi bố mày về nhà. Ông cấm họ hàng con cháu đứa nào dính vào đấy. Việc của ban tổ chức tang lễ ngƣời ta làm. Bận gì đến chúng mày” [52, 27]. Lo ngại trƣớc ngƣời đứng đầu của “đất lề quê thói” cả chủ tịch huyện và bí thƣ đảng ủy xã phải chạy theo mời cụ Từ trở lại “Những cán bộ chủ chốt của huyện và xã dồn lại bên Hiếu. anh thuật lại vắn tắt rồi nhờ chủ tịch huyện và bí thƣ đảng ủy xã chạy theo “lạy” cụ hộ anh. Họ mời cụ làm đại diện cho gia đình và là ủy viên thƣờng trực của ban lễ tang” [52, 27]. Cách xử trí của Hiếu đã khôi phục lại vị thế quan trọng của ông cụ Từ cũng tức là sự tuân theo “đất lề quê thói” khiến ông cụ Từ nguôi giận.

Khuất sau nhƣng lũy tre làng không chỉ là những cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay êm đềm mà còn là những tập tục, những lẽ đời tồn tại từ ngàn xƣa đến thời hậu chiến và thậm chí đến cả bây giờ.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)