6. Cấu trúc của luận văn
2.3. Không gian tâm tƣởng
2.3.2. Không gian suy tƣ nén nhịn và tỉnh ngộ
Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, Lê Lựu khắc họa những dòng suy tƣ sâu lắng.
Đối diện với cuộc sống gia đình trục trặc, các nhân vật của Lê Lựu dằn vặt, trăn trở để rồi tỉnh ngộ. Nhƣng ngay cả khi đã tỉnh ngộ thì những suy tƣ đó vẫn đƣợc nén nhịn.
Lê Lựu tạo dựng không gian suy tƣ trong cả ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Hai nhà nhƣng nhân vật của ông không bao giờ bộc lộ những suy tƣ ấy thành lời trong đối thoại trực tiếp có chăng sự bộc lộ suy tƣ chỉ thông qua những bức thƣ hay một cuốn nhật ký. Không gian suy tƣ đƣợc dồn nén rồi chuyển hóa thành hành động và không gian suy tƣ dẫn đến sự tỉnh ngộ là hai không gian đặc trƣng trong các tiểu thuyết nói trên của Lê Lựu.
Trƣớc hết, các tiểu thuyết của Lê Lựu dựng không gian suy tƣ tỉnh ngộ.
Trong cuộc hôn nhân với Châu (Thời xa vắng), đối diện với thực tế cuộc sống gia đình đầy vất vả lo toan và sự xung khắc tính cách với vợ, Sài tự ý thức đƣợc anh với Châu nhƣ “đôi đũa lệch” và sau những suy tƣ anh nhận ra không thể tiếp tục sống với cô. Sài xuất thân từ nông thôn nên tính cách con ngƣời anh thật thà chất phác khác hẳn với Châu xuất thân thành phố vốn sắc sảo thực dụng. Trong mắt Châu, Sài quá khô khan, đơn điệu. Dẫu anh có thể lo toan những việc lớn, chăm sóc Châu ân cần nhƣng không mang đến cho cô những cảm xúc cô cần. Là con gái thành thị, Châu cần lãng mạn, yêu
thƣơng thì Sài lại thô mộc thực tế. Khi Châu sinh, cô mong chồng mang đến một bó hoa cẩm chƣớng, một chút nâng niu thì Sài mang đến cho cô giò chả, bún phở. Khi Châu tàn nhẫn cắt quai chiếc ba lô con cóc và ném đi nhƣ một vật vô dụng làm Sài bất chợt nhớ đến Thêm. Thêm là ngƣời đồng đội đã hi sinh trên khi đi tìm rau rừng cho Sài. Trƣớc hiện thực chông chênh, Sài nhớ về quá khứ và những dòng độc thoại nội tâm vang lên vừa nhƣ đối thoại với
ngƣời đồng đội đã hy sinh vừa nhƣ nói với chính mình “ở đây không có chỗ
cho tao, không phải là chỗ của tao” [46, 331]. Hành động của Châu đã khiến Sài nhận ra anh đang ở nhầm nơi, với nhầm ngƣời. Anh thức trọn đêm dài với những dòng suy tƣ, chiêm nghiệm để đi đến quyết định cuối cùng là dứt hôn nhân với Châu “anh không thể tiếp tục một cuộc sống không phải là của mình, không còn là mình” [46, 331]. Đối diện với chính mình, vƣợt qua sự giằng xé nội tâm và cuối cùng Sài đã đi đến một quyết định đúng đắn. Ly hôn Châu phần nào khiến anh thanh thản hơn. Không gian suy tƣ với những trăn trở kiếm tìm và tỉnh ngộ đã mang đến những đổi thay trong không gian của thực tại.
Ở Chuyện làng Cuội, Lê Lựu lại miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bà Đất. Những suy tƣ của bà không hƣớng đến sự trăn trở về cuộc sống vợ
chồng nhƣ Sài hay Châu trong Thời xa vắng mà hƣớng đến gia đình nhiều thế
hệ hơn và nhiều nhất là về cô con dâu. Suy tƣ, trăn trở của bà Đất bắt nguồn từ mâu thuẫn “mẹ chồng nàng dâu” thƣờng thấy.
Từ quê lên tỉnh ở với con trai và con dâu để trông cháu nhƣng bà Đất không lúc nào nguôi nhớ về quê hƣơng, khát khao trở về quê hƣơng. Nỗi niềm nhớ nhung ấy bà giấu sâu trong lòng. Đối với bà, cuộc sống nơi thành thị, giữa bốn bức tƣờng và những ngƣời hàng xóm xa lạ chẳng khác nào một
nhà tù giam hãm và bà là tù nhân “lần này khi chị ấy sinh cháu bà đã lên tỉnh
bảy tháng trời không về nhà. Đúng là hơn cầm tù bà” [52, 382]. Để có đƣợc sự thức tỉnh thân phận, bà Đất đã trải qua những dòng suy tƣ miên man, trăn
trở “Bà cứ âm thầm héo hắt đi nó ở hai nhẽ. Thứ nhất, bà thèm, bà nhớ cái cảnh tối tăm, lặng lẽ ở làng Cuội chứ không chịu đƣợc cái bóng điện nó cứ sáng lóe lên soi vào mặt không sao ngủ đƣợc. Lại ồn ào quá. Lúc nào ở phố xá cũng nhƣ có đám đánh nhau, không mấy khi yên ắng, tĩnh mịch. Xóm làng, sớm tối, trừ khi đấu tranh ra còn quây quần, chào hỏi nhau, đằng này sát tƣờng nhau, ai làm gì kệ ngƣời nấy. Nghe nó cứ lạnh lẽo thế nào. Cái nhẽ thứ hai là bà đã cố nhịn nhục cái nỗi nhớ âm u để hầu hạ con dâu, nhƣng chị ấy lại không thèm sai bảo quát mắng bà, khiến bà thèm cái thèm của một con chó đƣợc chủ quát mắng mà không đƣợc. Mỗi khi chị ấy định sai và làm gì, thì chị ấy sai chồng để chồng sai lại bà. Bà làm cái gì không vừa lòng chị ấy, chị ấy lại chiềng ra trƣớc mặt chồng...” [52, 383]. Lớn lên ở làng quê từ nhỏ nên khi xa quê lâu, sống giữa những ngƣời hàng xóm lạnh lẽo, và cô đơn trong bốn bức tƣờng…đã khiến bà Đất nhận thấy bản thân nhƣ đang bị cầm tù giữa căn nhà của con trai mình. Nói cách khác, không gian suy tƣ ở bà Đất chính là sự thức tỉnh về hoàn cảnh của bản trong hiện tại.
Nếu nhƣ Sài (Thời xa vắng) có phần quyết đoán trong cuộc sống gia
đình thì Tâm trong (Hai nhà) dƣờng nhƣ nhu nhƣợc hơn. Thế nhƣng Tâm
cũng giống Sài khi phải đối diện với chính mình để rồi thức tỉnh trong không gian suy tƣ. Đọc đƣợc cuốn nhật ký của Linh Anh, Tâm đau đớn khi biết hai đứa bé bây giờ không phải là con anh. Linh Anh đã biến Tâm thành một ngƣời chồng hờ. Sự thật làm Tâm đau đớn, bẽ bàng, tủi hổ, choáng váng. Tất cả những điều đó khiến Tâm thức tỉnh. Anh nhận ra mình là kẻ ngộ nhận tình yêu, ảo tƣởng về cuộc sống gia đình và là một thằng hèn, thiếu bản lĩnh đàn ông. Qua cuốn nhật ký, Tâm nhận ra bộ mặt thật của Linh Anh. Cô là ngƣời phụ nữ có lối sống buông thả, phóng khoáng. Cuốn nhật ký của Linh Anh có thể coi là một gáo nƣớc lạnh dội lên đầu làm thức tỉnh Tâm. Trong sự thức tỉnh ấy, anh xót xa, uất hận, hậm hực và cả khinh rẻ Linh Anh. Giống nhƣ Sài từng chán nản đạp xe lang thang khắp thành phố mà không biết đi đâu Tâm
cũng đạp xe lang thang cho đến tận nửa đêm để rồi trở về nhà. Tâm tìm đếm rƣợu để làm vơi đi những cảm xúc bộn bề trong lòng và rồi từ hôm sau cứ thế anh chạy trốn nỗi sợ hãi của chính mình. Trong tâm tƣởng của anh có sự giằng xé giữa hai con đƣờng, hai lựa chọn. Theo con đƣờng bên này anh sẽ dứt khoát, đoạn tuyệt với Linh Anh còn theo con đƣờng bên kia Tâm sẽ nhẫn nhịn, nhu nhƣợc để đi tiếp tục cuộc hôn nhân với Linh Anh. Xây dựng nhân vật Tâm, ngòi bút Lê Lựu đã tỏ ra sắc sảo khi diễn tả đƣợc những vật lộn, giằng xé, những chồng chéo, phức tạp trong thế giới tâm lý nhân vật.
Thứ hai, bên cạnh không gian suy tƣ tỉnh ngộ là không gian suy tƣ dồn nén.
Trong Thời xa vắng, ngay đêm Châu cắt quai chiếc ba lô kỷ niệm của
Sài, anh đã thức trắng “cả một đêm thức trắng, ngƣời xọm đi, trông mặt anh nhƣ sắt lại. Anh bằng lòng với sự day dứt dằng xé suốt đêm qua để đến sáng nay có một quyết định […] phải tìm cách sống khác thôi! Cách gì? Anh chƣa biết nhƣng nhất định phải có một cách khác” [46, 329]. Những trăn trở của Sài trong cả đêm anh không nói với Châu nhƣng nó khiến anh thay đổi. Không gian suy tƣ của Sài nén lại trong sự im lặng “anh trở thành con ngƣời lặng lẽ, âm thầm. [46, 329]. Sài im lặng giấu kín nỗi đau về sự trục trặc trong cuộc sống gia đình với Châu cho đến khi cô sinh non và tất mọi ngƣời đều nghĩ do anh hắt hủi cô. Nỗi đau dâng lên nhƣng “Sài hơi nhăn mặt lại nhƣ cố dìm một nỗi đau khác muốn trồi lên” [46, 352]. Sài hứa với Nghĩa, ngƣời đã kể chuyện cho anh về việc mọi ngƣời cho rằng Sài hắt hủi châu, rằng sẽ không nói với ai về sự thông báo của anh và cũng chính bởi vậy những suy tƣ của anh không thể đƣợc chia sẻ. Nỗi đau quặn thắt, âm ỉ trong lòng Sài cho đến khi bật ra thành giọt nƣớc mắt “chỉ có riêng ngày hôm nay, sau khi chia tay Nghĩa đạp xe về nhà đầu óc cuồng nhƣ chong chóng, anh mới thấy mắt hoa lên, tay lái chệch choạng thế nào, chiếc xe đạp tự nhiên đổ. Anh ngã chúi đầu xuống nền đƣờng. Không rõ vì đau đột ngột hay tủi thân phận mình quá
nƣớc mắt anh ứa ra, vội vàng giơ cánh tay áo lên gạt nƣớc mắt” [46, 353]. Cú ngã xe đột ngột không phải là nguyên nhân chính dẫn đến những giọt nƣớc mắt nhất là đối với một ngƣời lính đã đi qua chiến tranh. Những giọt nƣớc mắt của Sài chính là sự hiện hữu của những dòng suy tƣ bị dồn nén trong không gian tâm tƣởng của anh.
Cuộc sống gia đình đa thế hệ của bà Đất với con trai và con dâu chất chứa đầy mâu thuẫn nhất là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khiến nội tâm bà Đất càng trĩu nặng. Mỗi lần lên tỉnh giúp đỡ con dâu bà Đất dƣờng nhƣ đều
ngỡ ngàng trƣớc thái độ chao chát, chỏng lỏn của cô con dâu “cũng là phận
đàn bà, mà bà không thể ngờ đàn bà thời nay lại táo tợn, trơ tráo, chả còn biết đến nhân tâm, luật lệ là gì” [52, 444]. Trƣớc sự hỗn hào của con dâu với những tiếng chửi cạnh khóe “Tiên sƣ cái giống nhà mày ngu. Tao có nợ nần gì mà định hành tao. Thời buổi này miếng ăn có ai nó đổ ra vệ đƣờng mà tƣởng cứ há mõm ra là đớp đƣợc, mà bắt con này hầu không thiếu bữa nào” [52, 445] hay những câu nói mát mẻ “cái thể không ở lại đƣợc với cháu, bố nó xem thế nào để bà về khỏi khổ bà” [52, 445] thì bà Đất vẫn cắn răng nhịn nhục vì con “không những bà chỉ ngu mà phải câm và điếc để đợi anh Hiếu về
xem đã cho phép bà đƣợc đi khỏi hay chƣa” [52, 445]. Tình mẫu tử thiêng
liêng khiến ngƣời mẹ nhẫn nhục tất cả. Và cũng chính tình mẫu tử thiêng liêng ấy khiến bà nén tất cả những suy tƣ xuống tận đáy lòng “bà chỉ muốn kêu thấu tận trời cao, đất dầy xem làm sao lại có sự ngang ngƣợc trớ trêu?”. [52, 445]. Dẫu biết cô con dâu lăng loàn, đĩ thõa bà Đất vẫn im lặng vì nghĩ về sự nghiệp của con trai “Mỗi lần chị ấy nói vào cái máy cho chồng , bà chỉ muốn quát vào miệng cái máy rằng : Vợ anh nó là con đĩ, ngày nào nó cũng ngủ với giai đấy. Công tác, công tộ gì cứ biền biệt suốt năm suốt tháng để cho nó tha hồ ngƣợc xuôi, không ai biết đấy là đâu. Nghĩ đi thì thế. Nghĩ lại, bà sợ có chuyện gì xảy ra thì khổ thân hai đứa cháu. Mà anh ấy sẽ “ảnh hƣởng”. Vì thế cho nên và cứ phải câm miệng lại, không dám hé răng nói nửa lời, để mọi
chuyện khỏi vỡ lở” [52, 447]. Những suy tƣ của bà Đất chỉ có thể có ở một ngƣời mẹ yêu thƣơng con. Ngƣời mẹ ấy chấp nhận tất cả, thậm chí cả sự khinh miệt của con dâu để con trai yên tâm công tác. Lê Lựu đã thành công trong việc mô hình hóa không gian nội tâm của nhân vật ngƣời mẹ Đất trong
Chuyện làng Cuội.
Ở Chuyện làng Cuội, cuộc sống của một đại gia đình không chỉ khiến mẹ chồng nhịn nàng dâu mà một ngƣời cha nhƣ Hiếu cũng phải nén nhịn con gái và ngƣời vợ của mình “đã có lúc một mình anh thốt lên chửi những con đàn bà ích kỷ đểu cáng. Vậy mà mỗi khi gặp sự tức giận định mắng mỏ, dằn hắt con điều gì, lập tức lời đe nẹt của mụ vợ lại nhƣ cái bóng ma lởn vởn ở sau gáy, nhƣ hai hàm răng của mụ đang nghiến lại, rít lên: “Tôi biết mà. Anh còn thƣơng đứa con riêng của anh hơn con tôi”. Thế là anh thấy chờn chờn.
Dù mụ ta ở cách xa hằng trăm cây số vẫn thấy chờn chờn” [52, 406-407].
Những lời nói của vợ trở thành một ám ảnh đối với Hiếu khiến anh phải dằn những suy nghĩ của bản thân chìm xuống dẫu đó là sự bực tức, muốn dạy dỗ đứa con gái đầy cá tính.
Cũng trong Chuyện làng Cuội, Lăng, bố của Linh Chi, sự đau khổ dồn
nén của những suy tƣ trức sự thật đau đớn Hiếu gây cho lão ép thành những giọt nƣớc mắt và dƣờng nhƣ hóa đá “Hiếu cƣời hiền lành thú nhận. Cũng cái thời điểm này lão Lăng vẫn ngồi nhƣ trời trồng ở ghế xa lông. Một bên nƣớc bọt của Hiếu và một bên nƣớc mắt của lão cùng chảy xuống hai bên má. Không hiểu vì uất giận quá hay vì không thể ngờ cuộc đời này lại có ngay quy
luật “bù trừ” trừng phạt lão, khiến lão không thể nhúc nhích” [52, 486]. Ngay
cả khi những suy tƣ của ông Lăng buột phát thành tiếng quát tháo thậm tệ với vợ thì đó cũng không phải là một sự dãi bày mà chỉ là sự giải tỏa “Đến khi vợ lão tất tƣởi xách gà, đậu, thịt và các thứ về, không thấy con và thủ trƣởng của nó, mụ dồn hỏi “tại sao”, lão mới quát lên: “Đẻ nó mà không giữ đƣợc nó, để
486]. Lăng không dãi bày trƣớc vợ bởi trái đắng hôm nay Lăng nhận đƣợc bắt nguồn từ tội lỗi lão gây ra trong những năm chiến tranh. Không thể dãi bày, suy tƣ của Lăng dồn nén, khép kín.
Cuộc sống bất hòa với Linh Anh có lẽ khiến Tâm trong Hai nhà là
nhân vật chịu nhiều dồn nén nhất. Khi câu chuyện giữa Linh anh và Thiệt vỡ lở, Tâm đau đớn, nhục nhã nhƣng kìm nén. Lúc Tâm ở cơ quan, ông Địa có đến tìm gặp anh chia sẻ. Ông nói:
- “Đểu. Thằng Thiệt là thằng đầy dã tâm. Ác cái là không những nó làm cho hai anh em mình đều bị “cắm sừng” mà còn làm cho hai ngƣời đàn bà nhƣ hai chị em cùng một nhà thù hằn, ghét bỏ nhau, chia lìa nhau” [53, 188].
- “Dù thế nào chăng nữa thì tôi với chú vẫn là anh em. Bán anh em xa. Tôi với chú vẫn là một, phải đùm bọc gắn bó lấy nhau.” [53, 188].
và cuối cùng ông bảo:
- “Về, chú phải về”. [53, 188].
Giữa những câu nói đó là khoảng lặng của những suy tƣ mà có lẽ ông Địa không nói ra “Khoảng năm phút ngồi ngửa mặt nhìn từng sợi khói thuốc nhƣ tự thƣởng thức cái kết quả từ mồm mình nói ra” [53, 188] hay “Lại im lặng để tự nhìn ngắm những đám khói từ miệng mình thở ra, tự nhấm nháp những lời nói cùng thoát ra với những đám khói ấy…” [53, 189].
So với ông Địa, không gian tâm tƣởng dồn nén ở Tâm rõ ràng hơn. Anh im lặng trong suốt cuộc nói chuyện với ông Địa, biến những lời ông Địa nói trở thành lời độc thoại. Dù không nói, nhƣng không gian tâm tƣởng của anh là những ý nghĩ đƣợc dồn lại bức bối “trong anh lúc nào cũng thƣờng trực một tình cảm, một ý nghĩ, bất cứ ai muốn anh trở về nhà lúc này cũng đều là ngƣời bênh cô ta, đứng về phía cô ta, có nghĩa là kẻ thù của anh. Nửa anh lại muốn
ngồi lại, hỏi xem vì sao ông lại muốn thế.” [53, 189]. Giữa những băn khoăn
về lời khuyên của ông Địa là những hy vọng nhen nhóm trong anh về ngƣời vợ của mình “Có dấu hiệu gì để chứng tỏ cô ta không phải là kẻ sa đọa nhơ
nhuốc đến thế? Cuốn nhật ký là do những lúc tức giận, bực bội với anh, cô ta đã bịa ra để ghi cho nó hả vậy thôi” [53, 189] nhƣng cũng chính anh lại dập