6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Không gian làng mạc nông thôn
2.2.2. Không gian đời sống mới
Không gian hậu chiến theo chúng tôi không chỉ là không gian địa lý định vị nhân vật mà còn là không gian của sự hoạt động của nhân vật, của đời sống xã hội. Cuộc sống mới chuyển mình ở nông thôn trở thành một đặc điểm của không gian hậu chiến ở phạm vi này và nhƣ trên đã nói, đây mới thực sự là phần quan trọng của không gian hậu chiến trong các tiểu thuyết của Lê Lựu.
Sài trong Thời xa vắng trở về quê hƣơng và “chiều nào Sài cũng lang
thang đi khắp cánh đồng” [46, 359]. Không yêu, không nhớ quê hƣơng thì làm sao Sài có những buổi chiều lang thang nhƣ thế? Những cánh đồng quê mà Sài đi qua đó phải chăng là cánh đồng với những mảng đất gan trâu cày lật ngửa nằm nghiêng cứng nhƣ đá trong đêm Sài chạy trốn cha ngày còn ấu thơ? Giờ đây trong thời kỳ hậu chiến, cánh đồng ấy dƣờng nhƣ vẫn nhƣ vậy và những ngƣời nông dân vẫn giữ nếp sống nhƣ trƣớc kia. Ngƣời nông dân vẫn giữ nhịp sống, giờ giấc đi làm nhƣ thuở nào “Và, cái giờ giấc đi làm không biết ai quy định từ khi Sài mới đi bộ đội đến giờ vẫn đúng nhƣ thế. Bất chấp mùa nào. Bất chấp làm thứ hoa màu gì. Bất chấp thời tiết ra sao. Sáng bảy giờ đánh kẻng. Tám rƣỡi đủ ngƣời. Chiều hai giờ đánh kẻng. Ba rƣỡi hoặc hơn mới í ới gọi nhau” [46, 359]. Mặc dù có tiếng kẻng báo hiệu giờ giấc nhƣng ngƣời nông dân vẫn giữ thói quen tùy tiện về thời gian. Sự tùy tiện đó là bản chất cố hữu của ngƣời nông dân trong nền văn minh nông nghiệp. Sự tùy tiện cố hữu đó còn cho thấy một dải đất nông thôn thời kỳ hậu chiến chƣa đổi thay quá nhiều so với thời trƣớc và trong chiến tranh. Ngƣời nông dân vẫn chƣa lao động tự giác, vẫn chƣa có tác phong công nghiệp. Cùng với yếu tố con ngƣời tức ngƣời nông dân, không gian thiên nhiên làng quê mà cụ thể là những cánh đồng vẫn dƣờng nhƣ chƣa đổi thay. Những gì Sài nhìn thấy vẫn là những gì quen thuộc trƣớc đây “Nhìn đến khoảng nào anh cũng phì cƣời. Nó vừa lộn xộn, tùy tiện, vừa máy móc: Chỗ cao thì trồng lúa, chỗ thấp trồng
khoai lang, ở dƣới đầm lầy thì có mƣơng dẫn nƣớc. Trên cánh đồng bãi rộng mênh mông trồng lúa thì không có lấy một cái rạch” [46, 359-360]. Không chỉ những cánh đồng lúa chƣa đƣợc quy hoạch mà cả bãi bồi bên sông cũng nhƣ vậy “còn ở phía bãi bồi sông dài gần mƣời kilômét chạy dọc phía ngoài xã, có chỗ rộng gần một kilômét, chỗ hẹp nhất cũng hơn năm trăm mét thôi thì đủ thứ tùy tiện. Xoan và xà cừ, phi lao và chuối, lạc đậu, vừng, ngô lúa lốc, sắn và khoai lang, dong riềng và sắn dây, bí ngô và su su, dƣa gang, dƣa đỏ, dƣa lê, dƣa chuột, su hào, thuốc lá, hành và mía” [46, 360]. Một bãi bồi rộng, đất phù sa màu mỡ nhƣng không đƣợc quy hoạch nên “mùa nào thức ấy, ai muốn trồng gì thì trồng” [46, 360]. Những cánh đồng quê với những vụ mùa “đƣợc chăng hay chớ” và những ngƣời nông dân lao động sản xuất chƣa có giờ giấc, chƣa hăng say đã phản ánh sự thay đổi chậm chạp của làng quê trƣớc những
năm đổi mới. Thời xa vắng đƣợc xuất bản năm 1986 nhƣng bản thảo tác phẩm
đƣợc hoàn tất từ khỏag trƣớc đó hai năm (1984). Dựa vào khoảng thời gian sáng tác, chúng ta có thể thấy đƣợc sự mẫn cảm và khát khao đổi mới của nhà văn. Tác giả đã mƣợn lời của nhân vật, qua dòng suy nghĩ của nhân vật để nói lên mong mỏi thay đổi làng quê “Sài nhìn thấy việc gì, nghe thấy chuyện gì, đi đến chỗ nào cũng thấy ngứa mắt, thấy bực bội, thấy ao ƣớc, thèm khát một
cung cách, một sự đổi thay” [46, 360]. Viết Thời xa vắng, Lê Lựu đã tái hiện
không gian đời thƣờng với cuộc sống của một xã hội đang chậm chạp chuyển
mình trƣớc năm đổi mới 1986. Trong những trang cuối tiểu thuyết Thời xa
vắng, nhà văn Lê Lựu đã phác họa phần nào gƣơng mặt của làng quê sau đổi
mới. Từ khi Giang Minh Sài trở về quê hƣơng và đƣợc bầu vào thƣờng vụ huyện ủy thì cánh đồng làng Hạ Vị và cuộc sống của ngƣời dân có sự chuyển mình rõ rệt. Những thửa đất màu mỡ trƣớc đây mạnh ai nấy trồng, nuôi cấy tùy tiện thì giờ đây đã đƣợc chuyên canh cây cối bạt ngàn màu xanh “Phía ngoài tre là hàng chuối tây, hàng nghìn cây đều bị những buồn vít cong xuống. Ngoài nó là lạc. Cả cánh bãi bồi mênh mông màu xanh đậm xôn xao
cả lá lạc, phải ngồi lên máy bay chuồn chuồn mới nhìn thấy chiều dài của nó.
Viền sát lợi nƣớc, chỗ doi đất bồi, thêm hàng năm là khoai lang”. [46, 396].
Ngƣời dân Hạ Vị không còn làm ăn tùy tiện mà đã có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật “Đồng cao chuyên canh cây đậu nành do tiến sĩ di truyền học Phan Tân cùng những đồng nghiệp của ông là chỗ quen biết của Sài về giúp vụ đầu. Đến nay nó đã mang ký hiệu khoa học ĐC5. Loại ĐC5 này chỉ thấy quả lúc
lỉu lăn lóc quanh thân mà không thấy lá” [46. 397]. Với sự dẫn dắt của những
con ngƣời mới nhƣ Sài, toàn bộ vùng nông thôn Hạ Vị đƣợc quy hoạch “Phía bên này đƣờng là kho, ao thả cá, trại chăn nuôi bò, lợn, và hai ba mƣơi lò gạch, mƣời tổ làm đậu phụ. Tất cả tạo thành một chu trình khép kín: đậu nành làm thành đậu phụ. Lợn ăn bã đậu và lá khoai lang. Bò ăn lạc và thân dây lang cùng với cỏ. Phân bò bón cá, phân các loại khác bón ruộng. Các nhà máy, công trƣờng, cơ quan mua đậu phụ, lạc, thịt bò và cá thì phải cung cấp gạo,
than, vôi, xi măng, sắt và những thứ cần thiết khác”[46, 397]. Sự đổi mới của
Hạ Vị đã mang đến cho ngƣời dân sự háo hức, hứng khởi chƣa từng thấy bao giờ. Làng Hạ Vị chỉ là một bức tranh thu nhỏ của đất nƣớc ta những năm đổi mới. Không gian hậu chiến ở nông thôn xét về mặt đời sống xã hội có thể gói gọn trong hai chữ chuyển mình. Cái nghèo khó, cực khổ, đói ăn trƣơc đây giờ đã không còn và thay vào đó là một diện mạo hoàn toàn mới ở nông thôn khiến ngƣời ta luôn phải “ngơ ngác trƣớc sự trồi lên một phong cảnh mới lạ” [46, 398].
Cũng phản ánh không gian xã hội sau giải phóng, trong Chuyện làng
Cuội, tác giả cũng tái hiện khung cảnh nông thôn có sự đổi thay sâu sắc. Đổi
thay đầu tiên đầm Cuội đƣợc lấp đi. Việc lấp đầm Cuội đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của vùng quê nhƣng quan trong hơn là sự cải tạo thiên nhiên để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Lƣu Minh Hiếu với tƣ cách là bí thƣ huyện đã chỉ đạo các xã “ra quân” xây dựng, đổi mới “chiến dịch ra quân đầu tiên này là mở những con đƣờng liên thông, liên xã ngang dọc trong toàn huyện. Tổng
cộng các đƣờng liên xã làm cho ô tô đi là 85 kilômét và hàng trăm kilômét đƣờng liên thôn cũng phải đắp đủ năm mét rƣỡi trên mặt để ô tô đi. Trung bình mỗi xã phải làm năm kilomét” [52, 395]. Chiến dịch ra quân giải phóng mặt bằng đã mang lại những con số cụ thể “theo thống kê chƣa đầy đủ, đến 18 giờ ngày hôm qua đã có 912 trên tổng số 1327 nóc nhà đã phá dỡ di chuyển. 14 trong số 15 đình chùa cũng đã phá xong” [52, 396]. Bất kể ký do gì thì cũng không thể phủ nhận rằng chính những đợt “ra quân” đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đã phản ánh không khí xây dựng một xã hội mới trên cả đất nƣớc.
Trong Chuyện làng Cuội, ngòi bút Lê Lựu tỏ ra mạnh dạn khi phản ánh
những “chệch choạc” tồn tại đâu đó trong quá trình đổi mới. Những “chệch choạc” có thể kể đến nhƣ khi làng Cuội đi vào vụ chuối hay khi có chính sách đổi tiền đã khiến cho ngƣời dân “thiệt hại đồng loạt không nhiều lắm nhƣng đến hết đời họ còn ấm ức, còn không thể quên”. Khi làng Cuội đi vào vụ chuối, Lê Minh Hiếu lúc bấy giờ là lãnh đạo huyện bất ngờ nảy ra ý tƣởng về thu gom chuối từ câu chuyện hai thanh niêm lai sọt đi mua chuối trong hàng nƣớc vào khoảng 20 tháng Chạp khi dân mua chuối đang đi lấy hàng. Hai anh buôn chuối nói với Hiếu sau khi nghe câu hỏi “Tết nhất ngƣời ta mua chuối làm gì, các chú?”: “Ông bác ở đâu, nghe nhƣ trên trời rơi xuống phải không? Em nói bác biết, tất cả các tỉnh thành đặc biệt Hà Nội có hàng chục triệu gia đình cần chuối bày mâm ngũ quả. Cứ gọi cho mỗi gia đình cần một nải thì đã phải có hàng chục triệu nải chuối. Rồi còn bao nhiêu hàng bún ốc, hàng lƣơn, hiệu bê thui, dê tái, bao nhiêu ngƣời thèm ăn thịt lợn ba chỉ luộc cần đến chuối tiêu” [52, 418]. Vậy là từ câu chuyện đó mở ra một chiến dịch về chuối trong toàn huyện “đêm đó, vào lúc chín giờ, chƣơng trình sân khấu cải lƣơng tối thứ bảy đƣợc ngắt lại ba lần để đọc lệnh của chủ tịch huyện cho các xác phải cấp tốc lập các trạm kiểm soát ở tất cả các bến đò ngang, đò dọc, bến áp mạn ca nô, các thuyền bè đang đỗ cạnh bờ sông, các chợ, bến xe, đƣờng mòn,
lối tắt. Nghĩa là tất cả mọi con đƣờng ra khỏi huyện đều phải có trạm kiểm soát trong vòng ba tiếng đồng hồ tới. Kể từ không giờ ngày hôm nay tất cả chuối tiêu, dù chỉ một nải không đƣợc lọt ra khỏi địa phận của huyện” [52, 419]. Trong chiến dịch ấy ngƣời ta đã dự toán đƣợc những con số lợi nhuận quy ra đến hàng chục nghìn tấn gạo “các cơ quan thƣơng nghiệp chủ trì chính trong công việc này đã tính xong một dự toán: Một nải chuối mua ba đồng bán 15 đồng, 45 nghìn hộ, bình quân mỗi hộ 5 buồng. Toàn huyện có 18 triệu nải chuối. Lãi 180 triệu đồng bằng 36.000 tấn gạo theo giá ngoài” [52, 420]. Chiến dịch kinh doanh chuối tƣởng nhƣ hoàn hảo cho đến ngày 29 tết “Đến tối 29 tết, Hiếu bí thƣ huyện ủy đánh xe “lồng” đi khắp các công ty rau quả van nài họ nhận cho tất cả số chuối của huyện. Trừ giập nát, hƣ hao trộm cắp, rơi vãi thất thoát mất gần một phần trăm. Số còn lại bán chịu” [52, 421]. Cuối chiến dịch, mỗi hộ dân đƣợc nhận một phần bảy giá bán. Dƣới ngòi bút của Lê Lựu, làng quê trong thời kỳ hậu chiến tuy đã có những đổi thay nhƣng đâu đó, một phần nhỏ, vẫn còn có những câu chuyện “dở khóc dở cƣời” nhƣ chiến dịch kinh doanh chuối trên đây. Cùng với câu chuyện chiến dịch chuối, nhà văn còn tái hiện một câu chuyện nữa cũng trong thời kỳ hậu chiến ở làng quê và là một câu chuyện “dở khóc dở cƣời khác”: câu chuyện trong chiến dịch đổi tiền. “Có một “chiến dịch” thì thào từ bà bán bánh đúc riêu cua đến ông hoạn lơn, từ cô mậu dịch viên đến anh răng vàng hàn dép nhựa. Ở tất cả mọi chợ mọi hàng quán, mọi xó xỉnh đều lặng lẽ “quán triệt” cái ý thức tiêu tiền lẻ. Kể cả khi bán con trâu, con bò, cái cát xét, ti vi phải mang quang thúng đi gánh tiền lẻ cũng nhất quyết không tiêu tiền chẵn” [52, 423]. Ngƣời ta không tiêu tiền chẵn bởi có một thông tin không chính thống rằng sắp đổi tiền mà “số lƣợng và tỉ giá chƣa quyết định nhƣng mà chỉ đổi tiền chẵn thôi” [52, 422]. Với thông tin đó, trong cả một huyện ngƣời ta “thì thào” với nhau bất chấp sự bất tiện để đi trƣớc đón đầu, chỉ tiêu tiền lẻ chờ đổi tiền chẵn. Nhƣng rồi một tháng sau đó, khi có quyết định đổi tiền thật thì “một chục chỉ còn
bằng một đồng” và “trông thấy đồng năm chục rơi, ngại không muốn nhặt” [52, 424]. Thói quen tiêu tiền lẻ mới hình thành giờ đây khiến ngƣời ta trở nên lạc lõng “những đồng tiền lẻ chỉ tiêu loanh quanh trong huyện với nhau, rất khó tiêu ở ngoài” [52, 424]. Sau khi có quyết định đổi tiền, câu chuyện tiêu tiền lẻ còn bi hài hơn khi ngƣời ta gánh tiền đi tiêu “nhất là những ngƣời ở tỉnh thành họ trông thấy mƣớt mả mồ hôi, khệ nệ khoác từng ba lô, gánh từng bao tải, chở hàng ô tô tiền lẻ đi mua hàng, họ lăn ra cƣời gọi nhau xô đến xem, nhƣ đi xem thằng hề ở rạp xiếc...” [52, 424]. Đó là chƣa kể khi mua hàng, dù đã thuận mua vừa bán “mặc cả xong xuôi” nhƣng khi ngƣời mua giở tiền lẻ ra trả thì “lập tức ngƣời bán hàng giật lấy hàng của họ lại” [52, 424]. Câu chuyện về chiến dịch kinh doanh chuối và tiêu tiền lẻ mang đến những gam màu khác trong bức tranh chung về đổi mới xã hội ở làng quê. Trên bức tranh toàn cảnh, xã hội ở nông thôn thời kỳ hậu chiến dƣới ngòi bút Lê Lựu đang dần thay da đổi thịt.