Không gian gắn với đặc điểm văn hóa của thời đại

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 26 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đặc điểm của không gian trong tác phẩm văn học

1.2.3. Không gian gắn với đặc điểm văn hóa của thời đại

Không gian là một khái niệm mang tính quan niệm. Nó thuộc cả phạm trù triết học và văn hóa nên mỗi thời đại sẽ có những không gian trở thành chủ đạo khi mang đến niềm xúc cảm thẩm mĩ cho phần đông nghệ sĩ. Về

gian. Các tác giả cuốn từ điển này cho rằng không gian là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong thế giới nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trƣờng nhìn nhất định...Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai

đoạn văn học” [20, 160-161]. Theo đó, không gian trong tác phẩm là sự sáng

tạo của tác giả, nó không chỉ cho thấy cấu trúc nội tại trong tác phẩm mà còn cho thấy tƣ tƣởng của tác giả và những diễn ngôn của thời đại.

Làm rõ tính văn hóa của không gian trong tác phẩm văn học, ở đây chúng tôi đặt không gian vào những khoảng thời gian lịch sử văn hóa để xác định đặc điểm văn hóa của không gian. Các khoảng thời gian đó là: thời cổ đại với văn học dân gian, thời phong kiến với văn học hiện đại, và thời hiện đại với văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay. Không gian trong văn học dân gian chủ yếu là cây đa, bến nƣớc, sân đình,…tức là những địa điểm quen thuộc gần gũi với đời sống ngƣời bình dân. Không khó để tìm ra và cũng sẽ rất dễ dàng thống kê tần suất xuất hiện của những không gian này trong ca dao. Chúng tôi đơn cử một số trƣờng hợp nhƣ sau:

- Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

- Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thƣơng mình bấy nhiêu - Ai đem ta đến chốn này

Bên kia là núi, bên này là sống…

Khác với không gian lao động và sinh hoạt cộng đồng trong ca dao, không gian trong văn học trung đại mang sự hùng vĩ, vắng vẻ, đài các, nhàn

dật….Trong Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), nhân vật trữ tình đƣợc đặt vào không

sông trải mấy thu). Vị chiến tƣớng cầm ngang ngọn giáo xuất hiện ở trung tâm của không gian. Giang sơn với ý nghĩa núi non vời vợi, sông nƣớc mênh mông làm nền và tăng chiều kích cho nhân vật. Nhân vật cũng từ đó mà trở nên oai phong, lẫm liệt hơn.

Văn học trung đại ra đời trong những diễn ngôn về nam tôn nữ ti nên nam nhi thƣờng đƣợc định vị trong không gian rộng lớn mang đầy hào khí nhƣ biển hồ, sông núi… trong khi nữ nhi ngƣợc lại, đƣợc đặt trong không gian chật hẹp, gò bó nhƣ phòng vắng, lầu cao... Nam nhi thƣờng xuất hiện trong không gian nền rộng lớn nhƣ vị chiến tƣớng trong Tỏ Lòng (Phạm Ngũ

Lão) mà chúng tôi nói đến trên đây hoặc nhƣ kẻ làm trai trong Chí làm trai

(Nguyễn Công Trứ): “Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc/ Nợ tang bồng vay giả, giả vay./Chí làm trai nam bắc đông tây,/Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Nam, bắc, đông, tây không phải là một điểm cụ thể mà là phƣơng hƣớng bởi vậy nó kéo không gian giãn nở đến tận cùng. Kẻ làm trai thỏa sức vẫy vùng trong khoảng không vô tận từ đó thấy trong vũ trụ đâu cũng là phận sự

của mình nhƣ trong Bài ca ngất ngưởng: “Vũ trụ nội mạc phi phấn sự”. Khác

với những kẻ làm trai, những ngƣời con gái nhƣ chinh phụ hay cung nữ chủ

yếu xuất hiện trong khuôn viên hẹp. Ở Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn-

Đoàn Thị Điểm đã đặt ngƣời chinh phụ vào không gian hiên vắng của khuê phòng ảm đạm “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bƣớc/ Ngồi rèm thƣa rủ thác đòi phen/ Ngoài rèm thƣớc chẳng mách tin/ Trong rèm dƣờng đã có đèn biết chăng?” [90, 51]. “Hiên” là khoảng không gian rộng bên thềm cửa, ngoài căn phòng. Không giai hiên vắng vẻ cho thấy cuộc sống cô đơn, quạnh hiu của ngƣời chinh phụ. Theo thời gian, tâm tƣ của ngƣời chinh phụ trĩu nặng và không gian cũng trở nên chật chội hơn. Cô từ chỗ tấm rèm thƣa lùi dần vào trong phòng. Phòng khuê trở là sự hội tụ không gian của ngƣời phụ nữ phong

kiến. Ngƣời cung nữ trong Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều) cũng khắc

Gƣơng loan bẻ nửa, dải đồng xẻ đôi/ Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm/ Vẻ

bâng khuâng hồm bƣớm vẩn vơ/ Thâm khuê lặng ngắt nhƣ tờ”. Sự “lặng ngắt

nhƣ tờ” của nơi thâm khuê giống nhƣ sự vắng vẻ của thềm hiên, tất cả đều khơi gợi nỗ cô đơn lẻ loi của ngƣời phụ nữ phong kiến. Có thể nói, không gian trong văn học trung đại có sự phân cực và mang màu sắc giới. Không gian của nam nhi mang những đặc điểm nhƣ rộng lớn, hùng vĩ… là nơi sông hồ, chiến địa…Không gian của giới nữ là nơi nhỏ hẹp nhƣ khuê phòng, lầu gác.

Khác với không gian đặc trƣng trong văn học dân gian và văn học trung đại, không gian trong văn học hiện đại đa dạng và phong phú hơn. Thời hiện đại, trong văn học chiến tranh, không gian chủ yếu là cánh rừng, núi đồi, dòng

sông…tất cả những nơi có bom đạn, xung đột. Trong Mảnh trăng cuối rừng,

Nguyễn Minh Châu đã tái tạo không gian của những cánh rừng nơi đoàn xe vận tải ngày đêm di chuyển và cũng là nơi dừng chân của những chiến sĩ lái xe khi đêm về “ngoài rừng vọng tiếng suối chảy tràn trên đá và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở hai góc rừng. Ngƣời kể chuyện khom lƣng qua góc ngoài tấm sạp nứa, đôi mắt nheo tít lại vì khói, thổi tắt ngọn lửa xanh cháy loang trong lòng chiếc ống sữa bò. Căn lán xăng dầu phút chốc chìm trong bóng tối đầy tiếng

động kỳ lạ của đêm rừng” [8, 82]. Trong một truyện ngắn khác, nhà văn lại

xây dựng không gian chiến trƣờng nơi có một kho quân nhu giấu trong hang đá “Xẩm chiều chúng tôi đến một dẫy đầy lèn đá. Kho N. là kho riêng của phòng chính sách. Trƣớc kia ở đây là khu kho tiền phƣơng, đã từng chứa chật trong các ngách hang hốc đủ mặt hàng quân nhu, quân trang, những kho đạn và vũ khí lớn nhỏ. Từ ngày mặt trận chuyển sâu vào phía trong thì kho tiền phƣơng cũng đƣợc chuyển đi theo, ở đây biến thành kho hậu phƣơng” [8,

173]. Không gian chiến trƣờng trở thành không gian đặc trƣng của văn học

chiến tranh bởi không chỉ văn xuôi mà thơ ca cũng tái hiện không gian này.

lời thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thƣớc lên cao ngàn thƣớc xuống/ Nhà ai Pha Luông mƣu xa khơi”. Không giống nhƣ văn học chiến tranh, văn học hậu chiến xây dựng những

không gian đa dạng và phong phú hơn. Trong Muối của rừng, Nguyễn Huy

Thiệp viết về cánh rừng sâu thẳm nhƣng không phải nơi của bom đạn chiến trƣờng mà là nơi của một cuộc đi săn thƣờng nhật va phải màn sƣơng thần thoại khiến kẻ đi săn ngỡ ngàng “Ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra nhƣ tắm. Ông đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình. Từ dƣới sâu hun hút vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong ký ức của ông chƣa hề có tiếng rú nào tƣơng tự thế này. Ông Diểu lùi lại kinh hoàng. Từ dƣới miệng vực, sƣơng mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sƣơng mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật. Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có lần chạy nhƣ ma

đuổi thế này” [80, 118]. Không gian trong văn học hậu chiến đã có sự thay

đổi về tính chất khi từ không gian chiến trƣờng chuyển sang không gian đời

thƣờng. Trong các tiểu thuyết của Lê Lựu nhƣ Thời xa vắng, Chuyện làng

cuội, Hai nhà, tác giả đã tái hiện không gian hậu chiến ở làng quê, thành thị nơi cuộc sống gia đình thƣờng nhật diễn ra với bao lo toan bộn bề và bao sự thật cay đắng. Về không gian hậu chiến trong các tiểu thuyết của Lê Lựu chúng tôi sẽ triển khai trong các chƣơng tiếp theo, ở đây dẫn ra chỉ để khẳng định tính đặc trƣng thời đại của các kiểu không gian trong văn học.

Không gian văn học trong mỗi thời đại dƣới sự ảnh hƣởng của các yếu tố văn hóa, chính trị… mà mang những đặc điểm khác nhau. Không gian gần gũi với sinh hoạt cộng đồng trong văn học dân gian biến chuyển thành không gian phân cực giới trong văn học trung đại và sau đó một lần nữa chuyển thành không gian đa dạng, phong phú thời hiện đại. Nhƣng dù mang đặc điểm nào thì không gian vẫn là sản phẩm của tƣ duy nghệ thuật của tác giả.

Một phần của tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)