Bản bắt đầu từ nền nông nghiệp truyền thống, tự cấp - tự túc, quy mô hộ nông nghiệp nhỏ, nhưng Nhật Bản nhanh chóng trở thành quốc gia có nền nơng nghiệp và công nghiệp phát triển ở trình độ cao với nền kinh tế thị trường và nơng thơn đều phát triển. Có được thành tựu đó là nhờ Nhật Bản tiến hành chủ trương cơ giới hóa nơng nghiệp với hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa nước và quy mô hộ nhỏ. Theo tác giả Nguyễn Điền trong Công nghiệp
hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam cho biết: thành
cơng trong cơ giới hóa nơng nghiệp làm cho năng suất lao động nơng nghiệp tăng, chi phí lao động giảm, đã chuyển hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm đi nhanh chóng, nếu năm 1950 là 45,2%, năm 1960 là 28%, năm 1970 là 16,8%, đến năm 1980 là 10%, năm 1990 là 6,3% và hiện nay là dưới 5% [19, tr.37].
Đi đơi với q trình đó, Nhật Bản đẩy mạnh việc thành lập các xí nghiệp cơng nghiệp vừa và nhỏ và cơng nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia cơng cho các cơng ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp để nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; phát triển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp.
1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước