Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 81 - 82)

- Công nghiệp Xây dựng: 54,8%.

3.2.3. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

+ Các Khu cơng nghiệp:

- Tập trung hồn thiện việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các KCN đang hoạt động, phấn đấu đến năm 2015 lấp đầy diện tích sản xuất của các KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn, KCN Hòa Mạc. Khẩn trương thu hút và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các KCN ITAHAN, KCN Liêm Cần - Thanh Bình, KCN Liêm Phong, KCN Ascendas - Protrade, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy khoảng 30 - 50% diện tích của các KCN này. Mỡi khu cơng nghiệp dành ít nhất 20% quỹ đất tại các vị trí có nhiều lợi thế để thu hút doanh nghiệp có thương hiệu làm đại diện cho khu cơng nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2015, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hàng năm nộp ngân sách cho tỉnh từ 1000 - 1200 tỷ đồng.

- Bố trí nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các KCN tập trung và thu thút thêm khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh (đặc biệt là nguồn vốn

đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN đến năm 2015. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN ở các KCN giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 25%, để đến năm 2015 GTSXCN của các KCN đạt khoảng 11.500 đến 12.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% GTSXCN toàn tỉnh.

+ Cụm CN - TTCN

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy hoạch các cụm CN - TTCN đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cụm CN - TTCN chưa đầu tư xây dựng xong. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản lấp đầy diện tích các cụm CN - TTCN, GTSXCN ở khu vực này đạt khoảng 1700 đến 2000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 81 - 82)