Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 85 - 86)

- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

3.3.3. Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chính là động lực, nhân tố quyết định của sự nghiệp CNH, HĐH nói chung, trong phát triển cơng nghiệp Hà Nam nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới Hà Nam cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong đó cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ trẻ, bồi

dưỡng cho họ về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kiến thức pháp luật…Bên cạnh đó cần có các giải pháp cụ thể để nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên khoảng trên 50% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020.

Các giải pháp của tỉnh trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển ngành cơng nghiệp nói tóm lại có thể là:

- Tạo lập quỹ hỡ trợ nghề nghiệp với nguồn kinh phí ban đầu do Nhà nước và doanh nghiệp đóng góp. Sau này, quỹ sẽ được đóng góp và sử dụng bởi người học nghề.

- Nâng cao nội dung về mặt thực tiễn trong các chương trình giáo dục, đào tạo, xúc tiến và đưa ra các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo tại chỡ.

- Có các ràng buộc cụ thể về đào tạo đối với đầu tư nước ngồi và chuyển giao cơng nghệ (như quy định tỷ lệ kinh phí đầu tư dành cho đào tạo trong các quy định về chuyển giao công nghệ hay luật đầu tư nước ngoài…).

- Quan tâm tăng cường các nguồn lực dành cho đào tạo nghiệp vụ, đào tạo lao động có kỹ năng và cán bộ quản lý có đủ năng lực để định hướng chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý, marketing trong các ngành công nghiệp để phát triển khả năng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế của mỗi ngành

- Có chính sách lương, thưởng, các chế độ phúc lợi đúng đắn và bình đẳng giữa người lao động ở các ngành công nghiệp, giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài quốc doanh.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề hiện có và thành lập các cơ sở đào tạo mới đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện phương thức đào tạo có địa chỉ. Bố trí sử dụng lao động đã qua đào tạo một cách hợp lý, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 85 - 86)