Công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 51 - 52)

- Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu

5. Thị trường trong nước, tiếp cận thị trường

2.2.2.2. Công nghiệp chế biến

+ Ngành sản xuất bia, nước giải khát: có tốc độ tăng trưởng mạnh, là

ngành chủ lực trong công nghiệp chế biến của tỉnh. Số vốn của các doanh nghiệp trong ngành này tăng từ 117.111 triệu đồng (2004) lên 1.008.747 triệu đồng (2008), sản phẩm chủ yếu là bia các loại, sản lượng tăng từ 5,973 triệu lít (2000) lên 39,836 triệu lít (2008). Điểm đáng chú ý là ngành này chủ yếu thuộc thành phần kinh tế Nhà nước địa phương, hiện nay tỉnh đã đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Nager lên 35 triệu lít bia/năm và chuyển Cơng ty bia - nước giải khát Hà Nam thành công ty con của Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn. Hiện nay tỉnh đã đầu tư xây dựng nhà máy bia Liên doanh giữa nhà máy bia Sài Gòn với nhà máy bia Nager tại xã Thanh Hà (Thanh Liêm) cơng suất 50 triệu lít/năm, sản phẩm chủ yếu là bia lon nhãn hiệu 333.

Bảng 2.7: Tăng trưởng ngành sản xuất bia, nước giải khát Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn đầu Triệu đồng 117.111 191.406 274.210 407.076 1.008.747 1.714.870 Sản lượng Triệu lít 20,14 26,231 30,393 34,986 39,836 36,569 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nam năm 2009.

+ Ngành chế biến sản phẩm sữa: bắt đầu phát triển từ năm 2008 với

đơn vị chủ lực là Công ty sữa Hà Lan, hoạt động từ tháng 4/2008 với số vốn đầu tư 600 tỷ đồng, có thể sản xuất 5 triệu lít sữa tươi và 350.000 lít sữa chua/ tháng. Sản lượng ngành sữa của tỉnh năm 2008 đạt 49 triệu lít sữa tươi tiệt trùng và 10,1 triệu lít sữa chua các loại. Các doanh nghiệp ở ngành này 100% thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Sản xuất mây tre đan các loại, đây là ngành nghề thủ công nghiệp

truyền thống của tỉnh Hà Nam, tập trung phát triển mạnh ở 2 huyện Duy Tiên và Lý Nhân. Ngành này chủ yếu sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 24,5 triệu USD. Sản lượng hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt 8,548 triệu sản phẩm, năm 2009 đạt 11,780 triệu sản phẩm [4, tr.197]. Ngành này có ưu điểm là thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động nữ ở nông thôn, tận dụng được thời gian lúc nông nhàn. Tuy nhiên thu nhập của lao động trong ngành này khơng cao.

Ngồi các ngành chủ lực nêu trên, công nghiệp chế biến ở Hà Nam cịn có một số ngành như: sản xuất miến, bún, bánh (sản lượng khoảng 6000 tấn/năm); sản xuất bánh kẹo (sản lượng khoảng 600 tấn/năm); sản xuất thức ăn gia súc (sản lượng khoảng trên 40.000 tấn/ năm); xay xát gạo ngô (sản lượng khoảng 525.000 tấn/năm); công nghiệp chế biến gỗ... và một số ngành khác [4, tr.199].

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 51 - 52)

w