- Tập thể Tư nhân
202 Mới quy hoạch
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân
Trong những năm gần đây, công nghiệp Hà Nam đã tạo ra được một cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô khá, phát triển với tốc độ nhanh nhờ vào
đường lối mở cửa, chính sách nhiều thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước cùng với các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đã phát động được phong trào thi đua rộng lớn trên tồn tỉnh về phát triển cơng nghiệp, ngành cơng nghiệp đã liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm có bước chuyển biến tích cực; giải quyết bước đầu việc chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố lực lượng sản xuất đã có xu hướng tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh. Đặc biệt là nhờ vào kết quả của việc thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, vào việc tận dụng những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, cơng nghiệp Hà Nam đã có bước thay đổi rất cơ bản về quy mô, về trang thiết bị, trình độ công nghệ, về trình độ quản lý… Sự phát triển của công nghiệp Hà Nam đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác trên địa bàn, dần dần đáp ứng được vai trò là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh.
Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế Hà Nam đã có bước tăng rất cơ bản, năm 2000: 28,8%, năm 2005: 39,7%, năm 2010 ước đạt 47,5%.
Cơ cấu cơng nghiệp Hà Nam có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế và thế mạnh của Hà Nam:
- Phát triển ngành có lợi thế về tài ngun và vị trí địa lý của tỉnh như khai thác đá, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, dệt, bia nước giải khát… Một số ngành mũi nhọn được quan tâm và có sự phát triển khá mạnh mẽ như cơng nghiệp vật liệu xây dựng (chủ đạo là công nghiệp xi măng); công nghiệp khai thác đá; công nghiệp dệt may; công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát….
- Ngành công nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khu vực kinh tế trong nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố vào các ngành tạo tích lũy nhanh hoặc vào
các ngành công nghiệp chủ chốt như: từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ ngành dệt may, công nghiệp xi măng, một phần hoặc từng bộ phận quan trọng của các ngành sản xuất bia - nước giải khát, chế biến sữa, ngành sản xuất vật liệu xây dựng…
- Các khu công nghiệp đã được chú ý phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch, môi trường đầu tư ngày càng thơng thống và cải thiện tốt hơn. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, hướng mạnh vào xuất khẩu.
- Trong những năm qua ngành công nghiệp Hà Nam đóng một vai trị quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm của tỉnh. Năm 2000, đóng góp của cơng nghiệp vào ngân sách địa phương là 187,3 tỷ đồng, năm 2005 là 378,4 tỷ đồng, năm 2008 là 742,2 tỷ đồng. Cùng với mức tăng lên của tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP thì mức đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm của ngành cơng nghiệp cũng có xu hướng tăng nhanh. Sự gia tăng này là do các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ngày càng tăng, số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đồng thời còn do các doanh nghiệp lớn đã tập trung đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó giá trị sản xuất tăng lên. Tiêu biểu là Công ty Xi măng Bút Sơn, Công ty Bia - nước giải khát Hà Nam, Công ty Sữa Cô gái Hà Lan, Tổng công ty Dệt Hà Nam…Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp nhẹ và TTCN) tăng nhanh cũng ảnh hưởng tích cực cho nguồn thu ngân sách. Năm 2000 giá trị xuất khẩu công nghiệp đạt 14,9 triệu USD, năm 2005 đạt 30,4 triệu USD, năm 2008 đạt 98,7 triệu USD [4, tr.132].
Dự báo trong giai đoạn 2010 - 2015, đóng góp vào ngân sách tỉnh của ngành cơng nghiệp trên địa bàn sẽ tiếp tục tăng nhanh. Sở dĩ có khả năng đó là do sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (nhất là công nghiệp xi măng), công nghiệp sản xuất bia, nước giải
khát, công nghiệp chế biến sữa cùng khả năng thu hút đầu tư của các KCN đã được quy hoạch cùng một số dự án lớn đã và đang được triển khai đúng hướng và phát huy lợi thế của tỉnh.
- Cùng với sự phát triển của công nghiệp, tỷ lệ lao động trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng tăng dần, năm 2005 số lao động trong lĩnh vực này là 62.264 người (14,4%), năm 2008 là 68.870 người (15,2%) [4, tr.31]. Những con số thống kê nói trên cho thấy: sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nam trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, làm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Điểm đáng lưu ý là số lao động hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp có trên 80% thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Điều này cho thấy khu vực kinh tế này có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nam.
Có thể khẳng định rằng, sự phát triển của công nghiệp Hà Nam trong 10 năm qua, nhất là từ năm 2005 đến nay đã mang lại những thay đổi quan trọng về mức sống và thu nhập của người dân, nếu như năm 2005 GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 5,52 triệu đồng/người/năm đến năm 2010 đã tăng khoảng 3 lần và ước đạt 16,43 triệu đồng/người/năm [4, tr.89].
Đạt được những thành tựu quan trọng của công nghiệp Hà Nam trong những năm qua là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nhờ chính sách kinh tế mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần của của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ lớn của ngân sách Trung ương.
- Sự vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua các Nghị quyết, chương trình, quy hoạch, kế hoạch…về phát triển CN - TTCN và đã phát động được phong trào thi đua rộng rãi trong toàn tỉnh.
- Bằng những chủ trương chính sách và những bước đi hợp lý, tỉnh Hà Nam đã huy động và sử dụng hiệu quả được nhiều nguồn lực trong và ngoài tỉnh phục vụ cho sự phát triển công nghiệp
- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất của đội ngũ quản lý, trình độ của người lao động công nghiệp ngày càng được nâng cao.
Những thành tựu của công nghiệp Hà Nam trên đây là những tiền đề rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020.