Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 66 - 70)

- Tập thể Tư nhân

202 Mới quy hoạch

2.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

Tuy công nghiệp Hà Nam có vị trí khá, phát triển tốc độ nhanh, nhưng hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng, tốc độ hiện đại hóa, đổi mới cơng nghệ cịn chậm. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Hà Nam vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 mới đạt 16,43 triệu đồng (khoảng 860 USD) đạt khoảng 81% mức bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng công nghiệp năm 2010 chiếm 47 % GDP của Hà Nam nhưng hiệu quả không cao, giá trị tuyệt đối cịn thấp. Đồng thời, sự phát triển của cơng nghiệp Hà Nam cịn thiếu tính vững chắc. Nhiều khó khăn lớn đặt ra và địi hỏi phải được giải quyết để cơng nghiệp Hà Nam tiếp tục phát triển, đó là:

- Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài ngun cịn lãng phí, nhất là đất và đá trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng xảy ra khá phổ biến. Công nghiệp Hà Nam đã tận dụng được lợi thế về tài nguyên khống sản sẵn có nhưng bản thân ngành cơng nghiệp chưa tạo ra được cơ sở nguyên liệu cho phát triển của ngành như nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, bia nước giải khát… là những ngành đang phát triển và triển vọng phát triển mạnh trong thời gian tới.

- Vấn đề đất xây dựng: Vẫn cịn tình trạng cấp diện tích đất cho các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng mà chỉ xây dựng nhà xưởng một tầng. Trong thời gian tới việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp cần được quán triệt tinh thần tiết kiệm cân nhắc kỹ càng, xây dựng với quy mô hợp lý, tránh tình trạng chiếm những khu đất rộng mà

không đầu tư xây dựng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp còn xen lẫn trong dân cư, cản trở sự phát triển của bản thân doanh nghiệp, sản xuất gây ơ nhiễm mơi trường, điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của ngành cơng nghiệp nói riêng.

- Nguồn vốn: Tuy các dự án đầu tư vào công nghiệp đã đi đúng hướng với thế mạnh về tài nguyên và vị trí địa lý của tỉnh, khai thác được các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tập trung vào các ngành chủ đạo nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành cơng nghiệp của tỉnh cịn qua thấp so với tiềm năng của tỉnh.

- Vấn đề thị trường: Nhìn chung nhiều doanh nghiệp phát triển chậm việc nghiên cứu, tiếp cận và mở rộng thị trường. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp công nghiệp chưa làm chủ được thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tính tự chủ, độ bền vững trong phát triển còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp. Các mặt hàng công nghiệp chế biến khác chưa nhiều.

- Trình độ khoa học công nghệ: Tốc độ đổi mới thiết bị, công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơng nghệ tuy có đổi mới song các thành phần kinh tế trong nước đổi mới chậm nên chưa tạo ra được đầy đủ các điều kiện và nhân tố bảo đảm cho duy trì tốc độ phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Chất lượng sản phẩm đa số ở trình độ trung bình. Nếu không sớm được tiếp tục đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh thì rất có khả năng bị thua thiệt ngay cả trong nước và nhất là khi hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ lao động của ngành đã có bước nâng cao để đáp ứng địi hỏi của phát triển sản xuất trong cơ chế mới nhưng vẫn còn thể hiện sự thiếu hụt, chắp vá trong đào tạo và nguồn cung ứng. Thực sự tỉnh đang thiếu một đội ngũ cơng nhân có trình độ kỹ thuật cao, đội ngũ quản lý sản xuất, kinh doanh giỏi về kinh tế thị trường.

- Khu vực DNNN có hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa thật cao, vai trị chủ đạo có phần hạn chế. Quá trình sắp xếp đổi mới DNNN thực hiện còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ đề ra.

Những vấn đề nổi cộm gây khó khăn cho sự phát triển công nghiệp Hà Nam trên đây có những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Về khách quan, trong điều kiện vốn của Nhà nước còn hạn hẹp, nhân dân còn nghèo, nước ta mới bước vào cơ chế thị trường được ít năm, trong khi đó hàng ngoại nhập tràn ngập trên thị trường, việc xuất hiện tâm lý e ngại, rụt rè bỏ vốn đầu tư vào sản xuất là khó tránh khỏi.

- Về chủ quan, ngành công nghiệp Hà Nam đã tập trung huy động vốn trong nước khá tốt, nhưng còn thiếu quan tâm thường xuyên trong việc huy động vốn FDI. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư, do hạn chế về năng lực nghiên cứu thị trường và về tổ chức đầu tư xây dựng. Mặt khác lại xuất hiện sự chủ quan, thiếu nhìn xa trông rộng thiếu kiến thức nên đã đầu tư một số công trình không phát huy được hiệu quả; một số công trình đầu tư chắp vá, kéo dài mất thời cơ kinh doanh sản xuất.

- Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước đã có sự điều chỉnh tương đối thích hợp, thơng thống, song các cơ chế chính sách cho chun ngành cơng nghiệp cịn q ít; cơ chế chính sách được ban hành đưa vào cuộc sống cịn rất chậm.

- Cịn có mâu thuẫn giữa việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương với quy hoạch chung của cả nước dẫn đến sản phẩm của một số ngành cơng nghiệp có khả năng cung vượt cầu, dẫn đến khó tiêu thụ (sản phẩm xi măng là ví dụ điển hình, đây lại là sản phẩm của ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Nam)

- Tiềm năng về tài nguyên, nguồn vốn, khoa học kỹ thuật của tỉnh còn hạn hẹp, những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới cũng gây nhiều tác động khó khăn đến sự phát triển của công nghiệp Hà Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp Hà Nam những năm qua, có thể nhận thấy rằng:

1. Cơng nghiệp Hà Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như điều kiện về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lực. Trong những năm qua cơng nghiệp Hà Nam đã có bước phát triển mạnh so với trước, số lượng mặt hàng, giá trị sản lượng đã tăng cao. Tuy nhiên, công nghiệp Hà Nam phát triển chưa xứng đáng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình. Quy mơ cơng nghiệp Hà Nam cịn nhỏ bé, trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, tốc độ phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, giá trị tuyệt đối còn thấp.

2. Được xác định là động lực, nòng cốt trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa nền kinh tế Hà Nam, từ nay đến năm 2020 công nghiệp Hà Nam cần phải phát huy tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh, thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển. Bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước cũng như vị trí, vai trị quan trọng trong vùng trọng điểm kinh tế đồng bằng sông Hồng đã đặt ra cho ngành cơng nghiệp Hà Nam phải nhanh chóng xác định cho mình một quan điểm phát triển đúng đắn nhằm phát huy được những lợi thế vốn có và khắc phục được những hạn chế của ngành.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 66 - 70)

w