- Công nghiệp Xây dựng: 54,8%.
3.2.1. Những yêu cầu mới đặt ra cho sự phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hà Nam trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2.1.1. Cơng nghiệp phải thúc đẩy việc rút ngắn thời gian và đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nghiên cứu về tình hình phát triển của công nghiệp Việt Nam hiện nay, một số chuyên gia nhận định, với tốc độ phát triển như hiện nay thì Việt Nam cần khoảng 20 năm để đuổi kịp Indonesia và Philipin, khoảng 90 năm đuổi kịp Thái Lan và khoảng 100 năm để đuổi kịp Malaysia. Như vậy, để có thể đuổi kịp các nước trong khu vực chỉ có cách duy nhất là tăng tốc độ phát triển, tức rút ngắn thời gian CNH. Muốn vậy, bên cạnh việc phát triển tuần tự phải có những bước đột phá, đi tắt đón đầu, đi ngay vào những ngành, lĩnh vực khoa học - công nghệ hiện đại, tiên tiến, đầu tư vào những ngành cơng nghiệp trọng điểm có sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Để làm được việc đó, Việt Nam phải thực hiện con đường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đại hội IX của Đảng khẳng định:
Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông
tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức [16, tr.25].
Khoa học - công nghệ là nền tảng của sự rút ngắn đó; Việt Nam có điều kiện tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ cho quá trình CNH nhằm đạt tới trình độ cao trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Với đặc điểm là tỉnh có ngành cơng nghiệp tuy đã có bước phát triển khá tốt trong những năm qua, nhưng quy mô cịn nhỏ bé, cơng nghệ cịn lạc hậu, nguồn nhân lực của ngành trình độ chưa cao, trong những năm tiếp theo, công nghiệp Hà Nam phải tạo ra được những bước đột phá để thực sự trở thành đầu tầu, động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. Ở một số ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến sữa, công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống có thể lựa chọn cơng nghệ hiện đại để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo nguồn tích lũy để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.