Vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 37 - 40)

- Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu

2.1.4. Vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hộ

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, đặc biệt trong giai đoạn 2005 - 2008, năm 2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh theo giá thực tế đạt

1.697,1 tỷ đồng, con số tương ứng của các năm tiếp theo là 2006: 2.119,5 tỷ đồng, năm 2007: 4.763,9 tỷ đồng, năm 2008 là 7.467 tỷ đồng, năm 2009 là 7.558 tỷ đồng và năm 2010 là 8.453 tỷ đồng [4, tr.37].

Nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm dần, từ (64%) năm 2005 giảm xuống 55,3% năm 2008; vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, dân cư, vồn đầu tư nước ngồi và vốn tín dụng đầu tư tăng từ 36% năm 2005 lên 44,7% năm 2009 trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư tăng nhanh, tạo khả năng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 8 khu công nghiệp (KCN) tập trung và 15 cụm CN - TTCN - làng nghề.

Tổng diện tích các KCN và các cụm CN - TTCN trên địa bàn tỉnh là trên 2000 ha, trong đó đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một số KCN, cụm CN, các dự án đầu tư đã lấp đầy khoảng 40% diện tích. Các khu, cụm cơng nghiệp đều có hạ tầng điện nước đảm bảo.

Về giao thơng: ngồi mạng lưới giao thơng thuận lợi cho việc giao lưu

kinh tế, văn hóa, xã hội với bên ngồi, mạng lưới giao thơng nội tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát triển, đến nay đã hình thành mạng lưới khép kín với hơn 4000 km. Trong số 167 km đường cấp tỉnh quản lý có 130 km (77,8%) được rải nhựa, chất lượng tốt, trong đó có 42 cầu đường với chiều dài gần 3000 m, gần 80% số đường cấp huyện cũng được rải nhựa. Hàng nghìn km đường cấp xã quản lý và đường giao thơng trong thơn xóm đã được bê tơng hóa hoặc rải nền cứng. Nối hai bờ sơng Đáy khu vực thành phố Phủ Lý là 4 cây cầu bê tơng vĩnh cửu. Các phương tiện cơ giới có thể đi lại dễ dàng thuận tiện đến hầu hết các xã, thôn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và một số tuyến đường nội tỉnh được hoàn thành trong một vài năm tới đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thơng trong và ngồi tỉnh.

Năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành giao thơng vận tải tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, nếu như năm 2000 khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt trên 1.333 nghìn tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt trên 55.096 nghìn tấn/km thì đến năm 2008 con số này là 10.947 nghìn tấn và 346.358 nghìn tấn/km [4, tr.238].

Hệ thớng hạ tầng cấp thốt nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt đã và

đang được quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp thoát nước cho các khu cụm cơng nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở thương mại dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp nước sạch với công suất 25.000m3/ ngày đêm đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước sạch của thành phố Phủ Lý, 75% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Mạng lưới truyền tải, phân phối điện đã được xây dựng, mở rộng đến

hầu hết các thôn xã. 100% hộ dân cư và các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất được cung cấp và sử dụng điện lưới quốc gia với chất lượng điện đảm bảo. Hiện tại và những năm tới Hà Nam đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống, công trình mới đáp ứng nhu cầu điện cho CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh.

Kết cấu hạ tầng bưu điện, viễn thông và thông tin liên lạc phát triển

khá nhanh và từng bước hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật. Trên địa bàn tỉnh có một trung tâm bưu điện tỉnh tại thành phố Phủ Lý và 5 bưu điện ở các huyện, 33 bưu điện khu vực và hàng trăm điểm bưu điện văn hóa xã. 100% số xã phường và các cơ sở kinh tế nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp đã có điện thoại phục vụ thơng tin liên lạc. Tổng số thuê bao điện thoại năm 2008 là 481.653 thuê bao, trong đó: thuê bao cố định 131.010; thuê bao di động 350.643. Năm 2010 sẽ đạt 85 máy điện thoại/100 dân, tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Cơ sở hạ tầng mạng Internet tương đối hiện đại với dung lượng lớn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ này, số thuê bao Internet tăng với tốc độ nhanh, năm 2010 đạt 1,63 thuê bao/ 100 dân [4, tr.216].

Kết cấu hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính tín dụng, ngân hàng đang ngày càng được mở rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch và sử dụng các dịch vụ này của dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc mội thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tại Phủ Lý và ở các huyện lỵ đã có mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội…Một số nơi có chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần, các quĩ tín dụng nhân dân.

Về kết cấu hạ tầng xã hội, Hà Nam là một trong những tỉnh có mạng

lưới cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội phát triển.

Về giáo dục - đào tạo, tồn tỉnh có 758 cơ cở nhà trẻ, 120 trường mầm

non, 140 trường tiểu học, 145 trường phổ thơng các cấp với gần 4500 phịng học. Trong đó, 90% trường Tiểu học, 92% trường THCS và 100% trường THPT đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Đến nay tồn tỉnh có 210 trường học được cơng nhận là trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 51%) [4, tr.231]. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn được mở rộng, nâng cấp; tổ chức liên kết đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo và nhu cầu học tập nâng cao tay nghề của người lao động. Trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 2 trường dạy nghề và 7 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Về y tế, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 bệnh viện, 15 phòng khám đa khoa

khu vực và 116 trạm y tế xã phường, hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh tư nhân với đội ngũ y, bác sỹ gần 1000 người, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w