- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
3.3.4. Các giải pháp phát triển khoa học công nghệ
Trong giai đoạn hiện nay và dự báo đến năm 2020, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ vẫn có bước phát triển nhảy vọt, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, khoa học và cơng nghệ ngày càng đóng vai trị là lực lượng sản xuất trực tiếp. Đối với ngành công nghiệp, khoa học và cơng nghệ càng trở nên giữ vai trị to lớn trong việc năng cao năng suất lao động, giảm chi phí, đảm bảo vệ sinh an tồn lao động trong sản xuất, giữ gìn mơi trường sinh thái, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Đối với Hà Nam hiện nhu cầu về khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là những ngành chủ lực và các khu, cụm cơng nghiệp là rất lớn, do đó, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Lựa chọn cơng nghệ thích hợp để thực hiện các dự án cơng nghiệp quan trọng, trước hết là công nghệ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng (trọng điểm là công nghiệp xi măng); ngành dệt, may mặc; công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống (trọng điểm là sản xuất bia). Công nghệ sản xuất phục vụ cho ngành công nghiệp Hà Nam hiện nay và trong tương lai cần phải lựa chọn theo hướng phù hợp với xu thế phát triển của của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã, đang diễn ra trên thế giới và trong nước, đảm bảo giữ gìn môi trường sinh thái, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Lựa chọn cơng nghệ thích hợp cho các ngành nói trên là một việc làm khó khăn địi hởi phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, nhất là cần phải có sự tư vấn của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp tỉnh và cấp nhà nước, trong đó đặc biệt chú ý phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về giống trên địa bàn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến nông, lâm, thủy sản. Đồng thời hiện đại hóa ngành cơng nghiệp chế biến, nhất là chế biến hàng
xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, nhất là thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh bằng những chính sách cụ thể. Cần nâng mức hỡ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp được các tổ chức có thẩm quyền trong và ngồi nước đáng giá, cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến. Ngồi ra cần hỡ trợ các doanh nghiệp khi tham gia các giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thiết kế, đang ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thiết kế các dự án, nghiên cứu các đề tài khoa học có giá trị. Cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp những thông tin liên quan đến thiết bị, công nghệ và đổi mới công nghệ.
- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống, đưa mạng Internet về nơng thơn nằm nâng cao dân trí và giúp nhân dân tiếp cận với công nghệ thông tin.
Cùng với việc ứng dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất, cần phát huy tốt năng lực sản xuất của những công nghệ hiện có của các cơ sở cơng nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, nhất là những công nghệ sử dụng nhiều lao động nhằm tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với Hà Nam không thể thực hiện ngay một lúc việc áp dụng công nghệ hiện đại mà phải sử dụng mô hình công nghệ nhiều tầng, dần dần đào thải những công nghệ lạc hậu và hình thành công nghệ hiện đại vào những giai đoạn sau. Tất nhiên, cần lựa chọn những ngành phù hợp có thể đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
Tiếp tục phát huy công nghệ truyền thống của địa phương, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất sẩn phẩm gỗ cao cấp, sản xuất vật liệu xây dựng…