Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 74 - 76)

- Công nghiệp Xây dựng: 54,8%.

3.2.1.2. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

thiên nhiên, môi trường

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân, phát triển cơng nghiệp một mặt phải khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, huy động được tối đa các nguồn lực của quốc gia cho phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, trong quá trình phát triển cơng nghiệp thường dẫn đến một thực tế đó là nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phải luôn luôn chú ý đến việc bảo vệ, tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Thực trạng phát triển công nghiệp Hà Nam trong thời gian qua cũng đã làm nảy sinh một số vấn đề như tình trạng lãng phí tài nguyên thiên nhiên,

khai thác một cách bừa bãi, khơng có quy hoạch, kế hoạch cụ thể; phương pháp khai thác thủ công, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp còn thấp dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm (nhất là ở các khu, cụm công nghiệp) ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới cần có những bước điều chỉnh cụ thể nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp Hà Nam một cách bền vững.

3.2.1.3. Phát triển công nghiệp phải gắn với hội nhập kinh tế và nềnkinh tế tri thức kinh tế tri thức

Với vai trò là ngành kinh tế chủ đạo trong quá trình CNH, HĐH đất nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng của thời đại, việc phát triển công nghiệp phải đảm bảo xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh quốc tế để có thể tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, trình độ quản lý, vốn, phong cách quản lý chuyên nghiệp… để có thể rút ngắn thời gian CNH, HĐH.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) “Nền kinh tế tri

thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”. Nghĩa là khi nói nền kinh tế tri thức là nói tới nền kinh

tế dựa trên trình độ phát triển cao của LLSX, tới sự phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức và thông tin.

Những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế tri thức phải là ngành dựa vào những thành tựu mới của khoa học và công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nhưng cũng có thể là những ngành kinh tế truyền thống như nơng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.

Sự phát triển của công nghiệp Hà Nam trong những năm tới cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu; thu hút vốn đầu tư nước ngồi, áp dụng khoa học cơng nghệ hiện đại, phương

pháp tổ chức, quản lý sản xuất tiên tiến cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể hịa nhịp với xu thế hội nhập của ngành công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w