Địa lý kinh tế: Hà Nam nằ mở tọa độ địa lý trên 20 độ vĩ Bắc và giữa

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 32 - 33)

105o - 110o kinh Đơng, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Tỉnh Hà Nam cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đơ; phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía đơng giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hịa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã đã được rải nhựa hoặc bê tơng hóa, hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hành nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thơng khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sơng Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Đây là mặt thuận lợi lớn cho sự phát triển công nghiệp của Hà Nam.

Tuy nhiên, là một tỉnh bước vào sự nghiệp CNH, HĐH với điểm xuất phát thấp lại ở trong vùng phát triển tương đối năng động cũng tạo ra nhiều sức ép đối với sự phát triển kinh tế của Hà Nam nói chung, cơng nghiệp nói riêng, địi hỏi Hà Nam phải xác định được hướng đi đúng đắn để có thể phát huy những lợi thế về địa lý kinh tế của mình phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w