Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 76 - 80)

- Công nghiệp Xây dựng: 54,8%.

3.2.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực

3.2.2.1. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Trong giai đoạn 2010 - 2020 ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vẫn được xác định là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và cơ sở sản xuất đã được đầu tư xây dựng. Để đẩy nhanh tốc độ ngành này cần hướng vào những lĩnh vực chủ yếu sau đây:

+ Công nghiệp xi măng: tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để ngành

công nghiệp xi măng phát triển bằng việc duy trì có hiệu quả hoạt động của các nhà máy xi măng hiện có, đồng thời tạo điều kiện và có cơ chế thuận lợi để thu hút thêm các nhà đầu tư mới vào sản xuất xi măng. Cụ thể là các dự án sau:

- Dây chuyền 3 - Xi măng Bút Sơn, công suất 1,4 triệu tấn/năm. - Nhà máy Xi măng Hịa Phát, cơng suất 1 triệu tấn/năm.

- Nhà máy Xi măng VINASHIN, công suất 1 triệu tấn/năm. - Nhà máy Xi măng Đại Việt, công suất 500.000 tấn/năm. - Nhà máy Xi măng Chí Thành, cơng suất 1 triệu tấn/năm.

- Nhà máy Xi măng CAVICO - PHI, công suất 1,4 triệu tấn/năm.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 11 đến 13 triệu tấn năm. Để đạt được những mục tiêu trên cần chú ý một số giải pháp cơ bản, đó là:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công tác chuẩn bị đầu tư và điều tra cơ bản phục vụ yêu cầu phát triển công nghiệp xi măng.

- Huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 15.000 đến 20.000 tỷ đồng [tính theo suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2003 của Viện Kinh tế - Xây dựng - Bộ Xây dựng] từ các thành phần kinh tế, chú ý tạo điều kiện thu hút nguồn

vốn đầu tư nước ngoài. Dự kiến nguồn vốn vay ngân hàng khoảng 8.000 đến 10.000 tỷ đồng.

- Các dự án đầu tư công nghiệp xi măng phải sử dụng cơng nghệ tiên tiến lị quay theo phương pháp khơ, tự động hóa ở mức độ cao, lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và sản phẩm đa dạng.

- Chú trọng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và cơng nhân kỹ thuật lành nghề, có tác phong lao động cơng nghiệp và có kiến thức về sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

- Làm tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ xi măng, chú trọng vào việc quảng bá thương hiệu để mở rộng thị trường xuất khẩu xi măng nhằm tiêu thụ tốt sản phẩm khi đã mở rộng quy mô sản xuất theo định hướng đã đề ra.

+ Công nghiệp khai thác đá: cần xây dựng quy hoạch chi tiết các mỏ

khai thác đá nhằm quản lý tốt ngành này. Chú trọng đổi mới thiết bị công nghệ khai thác đá nhằm đảm bảo khai thác có hiệu quả gắn với an tồn trong lao động, bảo vệ môi trường, phát triển mạnh các ngành chế biến các sản phẩm từ đá, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng khai thác đá các loại đạt khoảng 13 triệu m3 /năm.

+ Công nghiệp sản xuất gạch, ngói: tiếp tục duy trì phát triển ngành

này nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh và các vùng lân cận. Tỉnh cần xây dựng quy hoạch vùng sản xuất gạch tập trung ở một số địa phương như khu vục ven sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên và Lý Nhân, khu mỏ sét Khả Phong (Kim Bảng) và một số khu vực khác. Đặc biệt chú ý cải tiến công nghệ sản xuất gạch bằng phương pháp không nung nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ mơi trường. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng gạch, ngói nung đạt khoảng 300 - 400 triệu viên/năm, gạch, ngói khơng nung đạt 400 - 500 triệu viên/năm.

+ Khai thác cát xây dựng: trong những năm tới do yêu cầu xây dựng và

san lấp mặt bằng các khu công nghiệp và các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận vẫn còn tăng cao (đặc biệt là dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và một số tuyến đường nội tỉnh), vì vậy nhu cầu về cát xây dựng sẽ rất lớn, đòi hỏi ngành khai thác cát xây dựng phải đổi mới công nghệ, phương tiện khai thác nhằm nâng cao sản lượng, đồng thời phải đảm bảo an tồn cho giao thơng đường thủy, an tồn cho các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều phịng chống bão, lũ, lụt úng trên địa bàn tồn tỉnh. Phấn đấu trong những năm tới tốc độ tăng trưởng ngành này vào khoảng 15 - 20%/năm và đến năm 2015 sản lượng khai thác đạt từ 2 - 2,5 triệu m3 /năm.

3.2.2.2. Công nghiệp chế biến

Tiếp tục xác định một số lĩnh vực mũi nhọn của ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Hà Nam trong những năm tới là công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát, công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa với những định hướng cụ thể như sau:

+ Công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát:

Phát huy tốt năng lực sản xuất hiện có của nhà máy bia Nager với cơng suất 35 triệu lít/năm, hồn thành việc chuyển Cơng ty Bia - nước giải khát Hà Nam thành công ty con của Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gịn nhằm tiếp tục mở rộng thị trường, đa dang hóa sản phẩm.

Đưa nhà máy Liên doanh bia Sài Gòn - Nager cơng suất 50 triệu lít/ năm tại xã Thanh Hà - Thanh Liêm vào hoạt động (sản phẩm chủ yếu là bia lon nhãn hiệu 333) từ tháng 6/2010, phấn đấu đưa năng lực sản xuất bia đạt khoảng 60 triệu lít vào năm 2015 và 100 triệu lít vào năm 2020.

Cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất bia, nước giải khát nhỏ lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

+ Công nghiệp dệt, may:

Ngành dệt, may là ngành thu hút nhiều lao động và là ngành quan trọng trong định hướng xuất khẩu. Khi đã là thành viên WTO, Việt Nam sẽ khơng cịn phải chịu hạn ngạch xuất khẩu vì thế xuất khẩu hàng dệt, may sẽ tăng trưởng mạnh; cùng với xu hướng dịch chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động về các tỉnh, đây sẽ là mặt hàng đầy tiềm năng, vì vậy trong những năm tới cần tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Do trình độ quản lý hạn chế, thiếu kinh nghiệm, khả năng thiết kế mẫu mã yếu, thiếu chuyên gia giỏi...vì vậy thời gian đầu phải chấp nhận phương thức may gia công là chủ yếu. Sau năm 2010, khi đã xây dựng được nền công nghiệp dệt, may tương đối đủ mạnh, cần vươn lên tiếp cận thị trường, tăng đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, sáng tạo mẫu mã để đáp ứng yêu cầu mẫu mốt thay đổi của thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.

Ngành dệt may Hà Nam cần hướng mạnh về xuất khẩu, tiếp cận nhanh để đáp ứng nhu cầu của các thị trường thế giới. Ưu tiên đầu tư cho công nghiệp dệt kim, cơng nghiệp tạo sợi, hiện đại hố các dây chuyền sản xuất, xây dựng được một trung tâm mẫu mốt, một ngành đào tạo chính quy của địa phương. Song song với việc hướng mạnh về xuất khẩu, ngành phải quan tâm tổ chức sản xuất phục vụ thị trường nội địa nhất là nhu cầu địa phương, bằng việc tập hợp được sức mạnh và năng lực sản xuất của khối ngoài quốc doanh, đáp ứng nhu cầu mặc ngày càng tăng của nhân dân.

Cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao thu nhập và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người lao động trong ngành này vì trong thời gian vừa qua, thu nhập của người lao động (chủ yếu là lao động nữ) trong ngành này khá thấp, thời gian ngày lao động thường bị kéo dài và quyền lợi chính đáng của người lao động chưa được đảm bảo.

+ Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sữa:

Đây là ngành mới phát triển nhưng đã khẳng định được vị trí của mình trong cơng nghiệp chế biến và có đóng góp khá lớn vào ngân sách

của địa phương. Vì vậy, cần phát huy tốt năng lực sản xuất, từng bước mở rộng quy mô, công suất, đảm bảo mức tăng trưởng bình quân từ 10 - 15%/ năm để đến năm 2015 sản lượng có thể đạt khoảng 100 triệu lít sữa tươi tiệt trùng và 15 triệu lít sữa chua các loại. Cần nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm về sữa, nhất là các sản phẩm sữa bột cao cấp.

3.2.2.3. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện: + Công nghiệp sản xuất, phân phối điện:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp mạng lưới điện, đảm bảo đủ khả năng cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nhất là hệ thống lưới điện phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp và các nhà máy sản xuất quy mô lớn. Dự báo trong những năm tới nhu cầu sử dụng điện của ngành công nghiệp Hà Nam sẽ tăng rất nhanh, vì vậy ngành điện phải có kế hoach chuẩn bị kịp thời về nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện.

+ Công nghiệp sản xuất phân phối nước:

Với năng lực hiện có, trong những năm tới đây hệ thống cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của Hà Nam sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vì vậy, tỉnh cần khẩn trương quy hoạch và đầu tư xây dựng mới từ 1 - 2 nhà máy nước sạch hiện đại với công suất lớn cùng mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch (nên lựa chọn vị trí thích hợp gần nguồn nước và gần các khu công nghiệp lớn). Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng nhà máy nước Mộc Bắc (Duy Tiên) công suất 100.000 m3/ ngày đêm cung cấp nước sạch cho các khu cơng nghiệp và đơ thị phía bắc tỉnh. Ngồi ra, cần đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy nước sạch công suất nhỏ phục vụ cho các cụm CN -TTCN và các khu dân cư. Phấn đấu đến năm 2015, khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt có thể đạt cơng suất khoảng 120.000 đến 130.000 m3/ ngày đêm.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w