Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 47 - 51)

- Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu

5. Thị trường trong nước, tiếp cận thị trường

2.2.2.1. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được xác định là ngành chủ lực của cơng nghiệp tỉnh Hà Nam, những năm qua ngành này có sự phát trển mạnh.

+ Công nghiệp xi măng.

Ngành công nghiệp xi măng tỉnh Hà Nam hiện nay đã có bước phát triển mạnh, từ một số cơ sở sản xuất xi măng lị đứng cơng xuất nhỏ, chuyển dần sang sản xuất lớn, công nghệ thiết bị tiên tiến, cơ giới hóa và tự động hóa cao, sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, từ khi dây chuyền I - Công ty xi măng Bút Sơn, công suất 1,6 triệu tấn/năm đi vào hoạt động đã thực sự đóng vai trị chủ lực trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh.

Ngày 28/2/2007, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 280/QĐ - UBND về việc “Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp xi măng tỉnh Hà Nam đến năm 2010". Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của tỉnh và thực trạng phát triển công nghiệp xi măng trên địa bàn, đề án đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp xi măng Hà Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Bảng 2.5: Tăng trưởng ngành công nghiệp xi măng

Năm 2000 2005 Bình quân 5 năm 2000- 2005 (%) 2006 2010 Bình quân 5 năm 2006- 2010(%) Sản lượng (1000 tấn) 815 1701 115,8 1.840 4.000 118,6

Nguồn: Sở công thương tỉnh Hà Nam.

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xi măng Hà Nam tăng với tốc độ nhanh và ổn định, năm 2000 sản lượng đạt 815.000 tấn, đến năm 2005 đạt 1.701.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2005 là 15,8%/năm; năm 2006 đạt 1.840.000 tấn, đến năm 2010 ước đạt 4.000.000 tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 18,6%/năm.

Số đơn vị sản xuất xi măng tăng nhanh: năm 2000 có 4 đơn vị với cơng suất thiết kế 1,6 triệu tấn/năm; năm 2005 có 6 đơn vị với cơng suất thiết kế

3,2 triệu tấn/năm và đến năm 2010 dự kiến có 10 đơn vị với cơng suất thiết kế 4,8 triệu tấn/năm.

Các cơ sở sản xuất xi măng ở tỉnh Hà Nam hiện nay đã đi vào hoạt động gồm:

- Dây chuyền 1 - Công ty Xi măng Bút Sơn, công suất 1,6 triệu tấn/năm.

- Dây chuyền 2 - Công ty xi măng Bút Sơn, công suất 1,4 triệu tấn/năm. - Nhà Máy Xi măng Hồng Long, cơng suất 360.000 tấn/năm.

- Nhà máy xi măng Thanh Liêm, công xuất 400.000 tấn/năm - Nhà máy Xi măng Tràng An, công suất 700.000 tấn/năm. - Công ty Xi măng Kiện Khê, công suất 120.000 tấn/năm. - Công ty Xi măng Tân Phú Xuân, công suất 80.000 tấn/năm. - Công ty X77, công suất 120.000 tấn/năm.

- Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung, cơng suất 30.000 tấn/năm. - Xí nghiệp Xi măng Nội thương, công suất 45.000 tấn/năm.

Hiện nay tỉnh đang tạo điều kiện cho các dự án xi măng phát huy hết công suất, đồng thời thu hút thêm các dự án đầu tư mới như: nhà máy xi măng Vinashin [Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam], công suất 1 triệu tấn/năm; dây chuyền 3 nhà máy xi măng Bút Sơn, công suất 1,4 tiệu tấn/năm; nhà máy xi măng Đại Việt, công suất 500.000 tấn/năm. Phấn đấu đưa tổng công suất các nhà máy xi măng trên địa bàn đạt 8 - 10 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp xi măng Hà Nam trong những năm qua cũng còn bộc lộ một số bất cập: chưa có chiến lược tổng thể về bố trí quy hoạch và chuẩn bị trước về hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển xi măng, vì vậy năng lực sản xuất xi măng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, việc bố trí địa điểm các nhà máy chưa hợp lý, một số nhà máy đầu tư chư phù hợp về bố trí quy hoạch, cơng nghệ sản xuất, ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái như Xi măng Việt Trung, Xi măng Tân Phú Xuân.

Mặt khác, sự phát triển mạnh của ngành cơng nghiệp Xi măng Việt Nam trong những năm qua có thể dẫn đến một thực trạng là trong thời gian tới khả năng cung sẽ vượt cầu. Vì vậy, nếu khơng có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu thì việc phát triển công nghiệp xi măng của tỉnh Hà Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ.

+ Cơng nghiệp khai thác đá: có sự phát triển ổn định, năm 2000 sản

lượng khai thác đạt 1,109 triệu m3, năm 2005 đạt 1,545 triệu m3, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt 21,7%/năm; năm 2006 đạt 3,1 triệu m3, năm 2010 ước đạt 4,5 triệu m3, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,7%/năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 65 doanh nghiệp và cơ sở khai thác đá.

Bảng 2.6: Tăng trưởng ngành cơng nghiệp khai thác đá

Năm 2000 2005 Bình qn 5 năm 2000- 2005(%) 2006 2010 Bình quân 5 năm 2006- 2010(%) Sản lượng (1000 m3) 1.109 2.210 121,7 3.100 4.500 110,7

Nguồn: Sở Công thương Hà Nam.

Tuy nhiên ngành khai thác đá ở Hà Nam thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục: việc qui hoạch các mỏ khai thác đá chưa tốt, công nghệ, phương tiện kỹ thuật khai thác đá còn lạc hậu dẫn đến tình trạng lộn xộn trong khai thác, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, tai nạn lao động trong ngành này cịn khá phổ biến.

+ Cơng nghiệp sản xuất gạch, ngói: phát huy được lợi thế của địa

phương, những năm qua ngành sản xuất gạch, ngói trong vẫn duy trì được tốc độ và qui mô phát triển, năm 2000 sản xuất gạch các loại đạt sản lượng 170 triệu viên, ngói 2,8 triệu viên, năm 2010 ước đạt 380 triệu viên gạch và 3 triệu

viên ngói. Với năng lực sản xuất của mình, ngành sản xuất gạch, ngói Hà Nam có thể đáp úng tốt nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất gạch, ngói có trang thiết bị lạc hậu, phương pháp sản xuất thủ công nên cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

+ Công nghiệp chế biến bột nhe: phát triển mạnh vào giai đoạn 2000 -

2005 với sản lượng năm 2005 đạt 52.000 tấn, tuy nhiên những năm gần đây sản lượng có xu hướng giảm, sản lượng năm 2008 đạt 28.200 tấn.

+ Công nghiệp khai thác cát xây dựng: có chiều hướng phát triển

mạnh, sản lượng hàng năm đạt trên 1,5 triệu m3 , đáp ứng nhu cầu xây dựng, san lấp trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Tuy nhiên, việc khai thác cát những năm qua có biểu hiện tràn lan, thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, nhất là khai thác cát ở các lịng sơng gây sụt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an tồn giao thơng đường thủy và các cơng trình thủy lợi, cơng trình phịng chống bão, lũ, lụt, úng.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w