Năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 56 - 58)

- Tập thể Tư nhân

2.2.4. Năng lực cạnh tranh

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, công nghiệp Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Song sự phát triển của các doanh nghiệp, các nhóm ngành cịn nhiều yếu kém, như sản xuất chưa ổn định, sự đổi mới và nâng cao

trình độ cơng nghệ cịn chậm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp Hà Nam cịn thấp ở nhiều ngành.

Một số ngành sản phẩm có khả năng cạnh tranh như sản xuất thực phẩm và đồ uống, dệt may,vật liệu xây dựng... Ngành dệt may mặc dù cơ sở vật chất thiết bị được đổi mới song chưa đồng bộ, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công xuất khẩu, giá thành sản phẩm do phương thức gia công quyết định là chính nên sản phẩm có khả năng tham gia cạnh tranh. Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống (chủ yếu là sản xuất bia) được đầu tư công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt nên có thị trường ổn định, sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt. Riêng về sản phẩm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, Hà Nam có nhiều ưu thế, ưu điểm hơn các tỉnh và các vùng khác nên sản phẩm của ngành này có khả năng cạnh tranh cao.

Cơ sở vật chất của ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản cịn hết sức nghèo nàn lạc hậu, sản lượng chế biến thấp, giá thành sản phẩm cao, trình độ chế biến chủ yếu ở dạng sơ chế vì thế mà khả năng cạnh tranh rất thấp.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm của cơng nghiệp Hà Nam chưa có khả năng cạnh tranh như sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử tin học. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành cơ khí chậm được đầu tư, thiết bị cơng nghệ lạc hậu, sản phẩm của ngành không cạnh tranh được với sản phẩm của một số địa phương trong nước và sản phẩm của nước ngoài. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành điện tử tin học còn quá nhỏ bé, non trẻ, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công lắp ráp hàng điện tử dân dụng, chưa có sản phẩm tự sản xuất.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh là địi hỏi bức xúc đối với cơng nghiệp Hà Nam. Do kinh tế tăng trưởng, dung lượng thị trường hàng công nghiệp ngày càng lớn, các doanh nghiệp không nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ bị mất khách hàng. Trong điều kiện kinh doanh mới, xét về lâu dài, mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, những ưu đãi hoặc chính sách hỡ trợ của Nhà

nước thường ngắn hạn và mang tính chuyên biệt. Các doanh nghiệp buộc phải khai thác mọi lợi thế khách quan, lợi thế của riêng mình để phát triển năng lực cạnh tranh. Tốc độ đổi mới cơng nghệ ngày nay rất nhanh chóng, hoạt động của các doanh nghiệp ngày một năng động, nó vừa chứa đựng cơ hội, vừa chứa đựng những thách thức với công nghiệp Hà Nam. Sự xuất hiện các công nghệ mới thách thức các công nghệ truyền thống, tạo áp lực thay đổi công nghệ. Sự xuất hiện công nghệ mới đi liền với các nhà xâm nhập thị trường mới, làm tăng đối thủ cạnh tranh. Đồng thời công nghệ mới làm cho vịng đời cơng nghệ sản phẩm rút ngắn lại, xuất hiện cạnh tranh về giá. Khi kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu với kinh tế các nước trong khu vực, sản phẩm cơng nghiệp của nước ngồi có điều kiện thâm nhập mạnh vào Hà Nam với khối lượng lớn, sản phẩm có trình độ cơng nghệ cao là những thách thức trực tiếp với các doanh nghiệp công nghiệp ở Hà Nam.

Như vậy, đòi hỏi tất yếu của các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp cả nước nói chung và Hà Nam nói riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sản phẩm của mình cung cấp cho thị trường nội địa, xuất khẩu. Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w