Các giải pháp củng cố tăng cường vai trò Nhà nước

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 89 - 93)

- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

3.3.5. Các giải pháp củng cố tăng cường vai trò Nhà nước

Nhà nước ta đã và sẽ có những chính sách để phát triển kinh tế. Tỉnh Hà Nam cũng như các địa phương khác phải thực hiện tốt và đầy đủ chính sách chung. Tuy nhiên, để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh để có thể theo kịp với sự phát triển chung của đất nước, Hà Nam phải xây dựng những cơ chế, chính sách riêng trong thẩm quyền của địa phương. Những cơ chế đó phải ln ln khuyến khích sự phát triển cao hơn chính sách chung, dễ thực hiện để nhanh chóng đi vào cuộc sống. Những cơ chế, chính sách của tỉnh tập trung cho phát triển công nghiệp ở Hà Nam cần xây dựng là:

- Cơ chế về thu hồi đất, giao đất, chuyển nhượng, đền bù, thuê đất, di chuyển cơ sở sản xuất... của các doanh nghiệp công nghiệp cho phù hợp với tình hình mới.

- Cơ chế ưu đãi về quyền lợi vật chất (thuế, hỗ trợ đầu tư, đào tạo...) đối với các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư về nông thôn, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu và nội địa hoá chi tiết, phụ tùng các sản phẩm.

- Thành lập quỹ đền bù đất đai, xây dựng quỹ khuyến công, quỹ hỡ trợ đầu tư, quỹ bảo lãnh tín dụng…

Nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc lựa chọn các ngành cơng nghiệp ưu tiên cũng như đề ra các chính sách khuyến khích, hỡ trợ. Chính vì vậy, việc hồn thiện và nâng cao hiệu quả các chính sách và năng lực hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước là việc làm rất cần thiết. Đây là việc phải được tỉnh Hà Nam thực hiện một cách thường xuyên.

Tỉnh Hà Nam cần thực hiện triệt để và có hiệu quả chương trình cải cách thủ tục hành chính, tiêu chuẩn hố đội ngũ cán bộ trong các ngành nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước chuyên sâu theo kịp yêu cầu đổi mới kinh tế. Bên cạnh đó tỉnh

Hà Nam cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước ở các cấp, các ngành theo đúng chức năng quản lý Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho cơ sở sản xuất, thực hiện điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thơng qua các cơng cụ kế hoạch hố, tài chính, tiền tệ, thuế... Hình thành đồng bộ hệ thống quản lý công nghiệp trên địa bàn của tỉnh thông qua sự hoạt động thống nhất, nhịp nhàng giữa các cấp và ngành.

Ngoài ra, tỉnh Hà Nam cũng cần quan tâm đào tạo một đội ngũ chuyên gia thực sự có năng lực, phẩm chất chính trị trong lĩnh vực hoạch định chiến lược phát triển tồn tỉnh nói chung, ngành cơng nghiệp Hà Nam nói riêng. Việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, tạo cho họ có những nhận thức mới trong cơ chế thị trường là việc làm hết sức cần thiết. Cần phải tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, các ngành, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước chuyên sâu; tiếp tục cải tiến công tác kế hoạch theo hướng tăng cường nghiên cứu dài hạn, tạo căn cứ thông tin đầy đủ để xây dựng và thực hiện các dự án phát triển.

Hệ thống chính trị trong tỉnh có vai trị hết sức quan trọng trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu có sự mất đồn kết, nội bộ khơng thống nhất thì ở đó kinh tế - xã hội bị kìm hãm, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Vì vậy, nâng cao vai trị lãnh đạo và là hạt nhân đoàn kết của cấp uỷ các cấp là vấn đề quan trọng hàng đầu để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

Vai trị của các hội đồn thể trong phát triển kinh tế cần được coi trọng. Vai trò quan trọng của người dân thể hiện ở tập hợp lực lượng đông đảo người tiêu dùng, người lao động, người tham gia và sáng tạo trong các hoạt động kinh tế. Để cải thiện môi trường đầu tư, sự nỗ lực của cơ quan nhà nước là hết

sức quan trọng nhưng chưa đủ nếu thiếu sự ủng hộ của cộng đồng dân cư. Vì vậy, chính quyền cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp; các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vận động và giáo dục, thúc đẩy vai trị tích cực của cơng chúng trong tiến trình phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bối cảnh quốc tế với các xu hướng phát triển, tình hình phát triển

chung của ngành công nghiệp Việt Nam cũng như vị trí, vai trị của cơng nghiệp Hà Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã đặt ra cho nền kinh tế Hà Nam nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng những cơ hội và thách thức mới.

Muốn có được một hướng đi đúng đắn trong tương lai, tỉnh Hà Nam phải có những quan điểm phát triển cơng nghiệp phù hợp với các quy luật thị trường, phát huy được tiềm năng lợi thế của từng ngành. Quan điểm đó phải dựa trên mục tiêu, chiến lược phát triển lâu dài ngành cơng nghiệp Hà Nam cũng như của tồn bộ nền kinh tế của tỉnh.

Việc xác định những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp Hà Nam cũng cần phải được thực hiện đồng thời ở các nội dung: xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp (lựa chọn đúng các ngành công nghiệp mũi nhọn...), huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoàn thiện các chính sách của Nhà nước (hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỡ trợ các ngành cơng nghiệp và nâng cao năng lực hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước).

KẾT LUẬN

Hà Nam - một tỉnh nhỏ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trước khi được tái lập (1997) là một tỉnh thuần nông nhưng trong giai đoạn 2000 - 2010 đã khai thác dược những tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển cơng nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của cơng nghiệp Hà Nam trong GDP có chiều hướng ngày càng tăng, thể hiện sự biến đổi khá nhanh về quy mô cũng như về tốc độ phát triển. Công nghiệp đang vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Hà Nam, dần dần khẳng định là động lực, nòng cốt nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh.

Trong thời gian qua, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã gây khó khăn về thị trường và khả năng thu hút đầu tư nước ngồi, nhưng nhờ phát triển nội lực và sự hỡ trợ trong việc tháo gỡ khó khăn của tỉnh, sản xuất cơng nghiệp vẫn phát triển tương đối ổn định trên cả ba khu vực. Các ngành lớn được xác định là ngành mũi nhọn của công nghiệp Hà Nam đều tăng trưởng khá. Xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới đã mở ra cho ngành công nghiệp Hà Nam nhiều cơ hội nhưng đi liền với đó là nguy cơ tụt hậu ln liền kề và là vấn đề nóng bỏng. Việc đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả chính là thực hiện mục tiêu tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hà Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào trước năm 2020, một lần nữa khẳng định vai trò, động lực, nòng cốt cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế của ngành công nghiệp Hà Nam.

Với tất cả những kết quả đã đạt được và những định hướng cụ thể cho tương lai, ngành cơng nghiệp Hà Nam nói riêng và kinh tế Hà Nam nói chung chắc chắn sẽ xác lập được cho mình một thế đứng mới đầy triển vọng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w