Thứ nhất, khuyến khích, kêu gọi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các
Tổng Cơng ty, các tập đồn kinh tế lớn của Nhà nước đầu tư vào Hà Nam. Đồng thời, việc huy động vốn từ các nguồn trong dân lập ra những doanh nghiệp nhỏ cũng hết sức quan trọng.
Muốn thực hiện tốt điều này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành công nghiệp và các ngành hữu quan của tỉnh cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thiết lập các mối quan hệ, phối kết hợp tốt giữa địa phương với các Bộ, các Tổng Công ty ngay từ khâu xây dựng quy hoạch phát triển, khâu triển khai các dự án cụ thể, thống nhất quy hoạch phát triển ngành từ Trung ương tới địa phương, khai thác hết tiềm năng của ngành và lãnh thổ; giải quyết có hiệu quả những vướng mắc cụ thể của các doanh nghiệp thuộc các Tổng Công ty trong quá
trình hoạt động, triệt để khai thác các ưu đãi cho doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp và nhất là những chính sách ưu đãi cụ thể của địa phương. Với các ngành được xác định là trọng điểm, mũi nhọn trong quy hoạch phát triển, tỉnh Hà Nam cần dành quỹ đất phù hợp với quy hoạch phát triển không gian của tỉnh.
Thứ hai, phải tìm cách huy động vốn của các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế dưới các hình thức: Khuyến khích, tư vấn cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nhau, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế ở tỉnh ngồi, thậm chí liên doanh liên kết với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài; tạo thuận lợi cho nhân dân tổ chức sản xuất theo Luật Doanh nghiệp; quan tâm thực sự và thường xuyên giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: cho vay vốn, cho thuê mặt bằng, nhà xưởng, điện, nước... tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về Hà Nam.
Thứ ba, tỉnh cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế khuyến khích
phát triển sản xuất cơng nghiệp nói chung và cơ chế khuyến khích riêng dành cho việc đầu tư vào khu vực nông thôn, đặc biệt là cơ chế ưu đãi về kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông, điện, nước, ưu đãi về thuế sử dụng đất…