Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 36 - 37)

- Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu

2.1.3. Nguồn nhân lực

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến thời điểm 0 h ngày 01/4/2009, dân số Hà Nam có 785.057 người: nam là 385.059 người (49%), nữ 399.998 người (51%) mật độ dân số 913 người/km2, tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1999 - 2009 là - 0,10%. Trong đó dân số nơng thơn 707.970 người (chiếm 90,2%), dân số thành thị 77.087 người (chiếm 9,8%) [4, tr.17].

Số người lao động trong toàn tỉnh năm 2009 là 452.016 người chiếm 57,5% dân số. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là gần 400.700 người, chiếm 88,6 % nguồn lao động tồn tỉnh.

Phần đơng lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Lực lượng lao động khoa học - kỹ thuật dồi dào với khoảng trên 26.000 người, chiếm gần 3,5% dân số có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, số lao động có trình độ trung cấp khoảng 17.500 người và sơ cấp, công nhân kỹ thuật gần 12.000 người.

Số lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 35% tổng số lao động. Gần 80% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm hiện cịn trên 13.000 người chiếm trên 4% lực lượng lao động có khả năng lao động. Hàng năm dân số của tỉnh tăng thêm khoảng trên 10.000 người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho nền kinh tế quốc dân.

Về trình độ dân trí, Hà Nam được cơng nhận là tỉnh đã được công nhận phổ cập giáo dục THCS, bình quân số năm học của một lao động là 8,1 năm/ người (hệ 12 năm). Hàng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT, học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng của tỉnh Hà Nam thường nằm trong số 10 tỉnh có tỷ lệ cao nhất trong tồn quốc.

Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, cũng như những đặc điểm chung của người lao động Việt Nam, nguồn nhân lực Hà Nam hiện nay cũng còn bộc lộ một số hạn chế về thể lực, sức khỏe, tác phong lao động công nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề yếu… đặc biệt là thiếu lực lượng lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin, lao động có trình độ ngoại ngữ và đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi, nhạy bén với cơ chế thị trường. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị -công nghiệp tỉnh Hà Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w