ĐÂY THÔN VĨ DẠ(1938) – HÀN MẶC TỬ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 65 - 67)

- Tinh thần bi tráng:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ(1938) – HÀN MẶC TỬ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):

Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" tiêu biểu cho những vần thơ sáng trong mĩ lệ đặc biệt hiếm có trong thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc tử. Được biết trong thời gian làm công nhân sở Đạc Điền Quy Nhơn, Hàn thầm yêu Hoàng Kim Cúc – con gái ông chủ sở, cô gái Huế chơi đàn nguyệt rất hay. Nhà hai người ở gần nhau, cùng đi chung một lối sau đó Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ - một vùng quê thơ mộng ở ngoại ô Huế. Hoàng Cúc là người yêu trong đơn phương, lặng thầm của Hàn thi sĩ. Mùa hè 1939 người anh họ của Hoàng Cúc là Hoàng Tùng Ngâm (bạn Hàn Mặc tử) viết thư về Huế báo cho Cúc biết Tử mắc bệnh nan y và đang điều trị tại trại phong Tuy Hoà, khuyên Cúc viết thư thăm Tử để

an ủi một tâm hồn trong trắng bất hạnh. “Thay vì viết thư thăm tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái danh thiếp. Trong ảnh có mây, có nước, có cô gái chèo đò với chuyến đò ngang, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mất lời thăm hỏi Tử rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau một thời gian tôi nhận được bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và một bài nữa do Ngâm gửi về” (Thư Hoàng Cúc gửi Quách Tấn ngày 15/10/1971). Chính Hoàng Cúc cũng không ngờ “trí tưởng tượng của thi nhân quá khác thường”

Bài thơ lúc đầu có tựa đề “Ở đây thôn Vĩ Dạ” và được in trong tập “Thơ Điên”. Đây là thi phẩm đựơc xếp vào hàng kiệt tác của thơ ca lãng mạn Việt Nam 30-45, là một bức tranh tuyệt đẹp về Vĩ Dạ và xứ Huế được thêu dệt bằng những xúc cảm lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn nghệ sĩ giàu mộng mơ, yêu tha thiết cảnh sắc và con người Huế, khát khao sự sống, tình yêu nhưng mang nỗi đau lớn về sự chia lìa. Ở đó có sự hài hoà tuyệt đẹp giữa mộng và thực trong thơ Hàn.

M

Ở RỘNG

Lời bình về nhà văn Nguyễn Tuân: “Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm

xuất bản gần đây, những tác phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mức giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng.” (Thạch Lam).

Đánh giá về Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Minh Châu là người kế tụng xuất sắc những

bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này” (Nhà văn Nguyễn Khải).

Kim Lân nói về tác phẩm Vợ nhặt: “Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi

nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai.”

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm: “Chữ người tử tù đâu dễ chém

Vang bóng xa đâu chỉ một thời”

Câu đối của Cao Bá Quát: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”

Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét về Chữ người tử tù: “ Một văn phẩm đã đạt gần đến

sự toàn thiện, toàn mỹ.”

Hàn Mặc Tử: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Cho ta ngày nữa để yêu thương”

Tố Hữu: “Thơ là tấm gương của tâm hồn”.

Tô Hoài: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không

tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc.”

Nam Cao: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu

mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.”

So sánh hai cảnh đám tang: Đám tang lão Gô-ri-ô Balzac và đám tang cụ cố Tổ (Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng):

Đám tang lão Gô-ri-ô Balzac Đám tang cụ cố Tổ

Tư sản giàu có nhưng khánh kiệt gia tài. Tư sản giàu có. Chết trong cô đơn nghèo khó, không ai

bận tâm. Con cháu đại gia đình xúm xít lo đám tang.

quít lấy lệ.

Đưa đám tang lão Gô-ri-ô, cố gắng đi cho

nhanh. Từ từ chuyển động như một đám hội, đám rước vui vẻ. Vài giọt nước mắ tiếc thương cùng lời

nhận xét chân thành. Giọt nước mắt đóng kịch giả dối của ông Phán. Con cháu lão Gô-ri-ô vô tình với lão vì đã

bòn rút hết tiền. Con cháu cụ cố Tổ làm ma linh đình nhằm mục đích để chia tiền.

Một bên là bi kịch. Một bên là hài kịch.

Bút pháp phê phán sắc lạnh. Bút pháp hoạt kê để châm biếm.

 Hai đám tang diễn ra với hai con người thuộc giai cấp tư sản: đối lập về hình thức nhưng giống nhau ở bản chất. Tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 65 - 67)