- Tinh thần bi tráng:
ĐỜI THỪA – NAM CAO Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao:
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao:
Người ta thường dùng chữ “thừa” khi nói đến những thứ bỏ đi, không cần thiết, không có ý nghĩa gì.
Như vậy Đời thừa ở đây hiểu theo nghĩa đen thì là một cuộc đời sống cũng như không, không có ý nghĩa gì, sống vô dụng, tốt nhất là nên bỏ đi…
Nhưng đặt nhan đề vào tác phẩm thì Đời thừa ở đây thể hiện sâu sắc tư tưởng của Nam Cao, cụ thể ở đây là thể hiện bi kịch của nhân vật Hộ. Còn gì đau xót hơn khi người ta tự nhận thức cuộc đời mình là một cuộc đời thừa? Với 2 bi kịch: bi kịch văn chương:
Hộ khao khát viết được 1 tác phẩm xứng danh trao giải No-ben nhưng ngược lại những gì anh viết ra lại nhạt nhẽo, viết văn không còn là niềm đam mê của anh nữa, mà với anh lúc này, viết văn là để kiếm tiền, là để lo toan cuộc sống, lo cho Từ và những đứa con suốt ngày khóc lóc, đau ốm .Chính sự mâu thuẫn giữa hoài bão, khát vọng với thực tại cuộc sống đã làm cho Hộ thấy ghét chính bản thân mình. Chưa dừng lại ở đó, văn sĩ Hộ còn lún sâu hơn vào bi kịch thứ 2, đó là bi kịch tình thương. Cưu mang mẹ con Từ, là người sống bằng tình thương và lòng trách nhiệm, thế nhưng Hộ bỗng trở thành con người luôn cáu gắt rồi mắng mỏ Từ. Cái bi kịch tình thương ấy được nhen nhóm chính từ bi kịch văn chương mà ra.
Trước 2 bi kịch của cuộc đời mình, văn sĩ Hộ thấy mình vô dụng, bất tài…do đó nhan đề Đời thừa ở đây chính là để nói lên bi kịch của Hộ, hay chính là bi kịch của người trí thức trước CM.
So sánh sự tương đồng và khác biệt của ”bát cháo hành” trong Chí Phèo và “ấm nước còn đầy” trong Đời thừa: