Sau Cách mạng tháng Tám 1945:

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 42 - 44)

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

b. Sau Cách mạng tháng Tám 1945:

Trước hiện thực vĩ đại của dân tộc ta kháng chiến chống xâm lược, Nam Cao ý thức được nghĩa vụ công dân của người nghệ sĩ, ông ấp ủ một dự định sáng tác trong hoàn cảnh kháng chiến rằng: “Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là để

sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.

Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao qua đoạn trích truyện ngắn

Chí Phèo:

- Thành công đáng lưu ý nhất của Nam Cao qua đoạn trích này là việc khám phá, miêu tả thế giới nội tâm để khẳng định bản chất tốt đẹp của nhân vật. (Tiêu biểu nhất là việc khắc họa tâm lí của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở và tình yêu của Chí bị Thị Nở khước từ).

- Cốt truyện hấp dẫn và các tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn với những tình tiết dữ dội, quyết liệt, bất ngờ.

- Cách trần thuật linh hoạt, phóng túng, rất phong phú linh hoạt (lúc thì trần thuật theo quan điểm tác giả, lúc thì theo nhân vật Chí Phèo,…); nhờ đó tạo nên những giọng điệu đan xen lẫn nhau hấp dẫn người đọc.

Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo ?

Chí Phèo là kiệt tác của văn học hiện thực nói chung và là kiệt tác của Nam Cao nói riêng. Tác phẩm gây tiếng vang lớn đã đưa tên tuổi của Nam Cao lên vị trí hàng đầu của Văn học hiện thực. Tác phẩm có nhiều tên gọi khác nhau.

- Đầu tiên, Nam Cao đặt nhan đề : Cái lò gạch cũ. Sau đó NXB tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946, khi in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đã đặt lại tên tác phẩm là

Chí Phèo.

- Ý nghĩa của nhan đề: Chí Phèo, vẽ nên một con người cụ thể, một số phận cụ thể, cô đơn, cô độc… Ngay từ nhan đề đã gợi nên tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Tên gọi của tác phẩm Chí Phèo là hay nhất, đầy đủ nhất góp phần làm hiện lên giá trị của tác phẩm.

Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành ?

Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm đang hoành hành mà hơn hết, nó là liều thuốc giải độc cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo.

- Tuy nhiên hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị của tình yêu Thị Nở, làm xúc động Chí, đây là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng buồn, vui hồn nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”.

- Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vi ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát cháo hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành của mụ đã biến Chí thành một con người khác hẳn, biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện, hiền lành với biết bao những cảm xúc, nghĩ suy của một con người khát khao được trở về với xã hội loài người. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí lột đi vỏ quỷ để trở lại làm người.

Trong tác phẩm “Chí Phèo ”, Nam Cao đã kết thúc như sau:

“Và nhớ lại những lúc năn nằm với hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng:

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w