Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê gố cở

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 57)

- Tinh thần bi tráng:

a. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê gố cở

huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Con đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ. Sau Cách mạng, thơ Chế Lan Viên ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống rộng lớn của nhân dân và đất nước. Trong những năm cao trào chống Mĩ cứu nước, thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo.

- Từ sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên lại trở về với đời sống thế sự và những trăn trở, chiêm nghiệm về “cái tôi” trong mối quan hệ phong phú, phức tạp của đời sống. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt đẻ những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.

Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:

a. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù

sa, xuất bản năm 1960) được gợi cảm hứng từ một chủ trương lớn của Nhà nước

vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 – 1960 ở miền Bắc. Nhưng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu giãi bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với cuộc đời và cách mạng.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 57)