Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 44 - 46)

Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”

(Ngữ văn 11, tập 1, tr. 155)

Anh (chị) hãy bình luận cách kết thúc nói trên.

- Kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu cuối tương ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là nơi mở đầu một số phận, một kiếp người đau khổ đầy bi kịch thương tâm.

- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên rằng: “Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó để nối nghiệp. Điều ấy chưa có gì đảm bảo, nhưng có điều chắc chắn rằng chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì chừng ấy còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo”.

- Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt (Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng hàng vạn người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương). Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm được toát ra từ một chi tiết giản dị như thế. Qua chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như cảm thấy số phận người nông dân cứ rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào” không lối thoát. Đây là một cái kết đầy bi quan khác xa với kết thúc của truyện ngắn Vợ Nhặt (Kim Lân). Kết thúc tác phẩm này là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ báo hiệu cách mạng đã trở về, chỉ có cách mạng mới có thể giải phóng cho nỗi thống khổ của nhân dân.

Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo qua đoạn văn sau: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chủi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?...”

- Hắn chửi tất cả : từ trời đời cả làng Vũ Đại “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”=> đối tượng chửi đã được xác định : xã hội thực dân nửa phong kiến đã sinh ra cái thằng Chí Phèo, đối tượng chửi qua đó cũng thu hẹp dần chứng tỏ Chí đang rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc.

- Cái mà Chí nhận được là : “trời có của riêng nhà nào” “đời là tất cả nhưng chẳng là ai” “không ai lên tiếng cả” “không ai ra điều” “nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Đáp lại tiếng chửi ấy trớ trêu thay lại là “tiếng chó cắn lao xao”.

• Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

Chí chửi tức là Chí muốn giao tiếp với mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có “ba con chó dữ với một thằng say rượu” Chí đã bị đánh bật ra khỏi xã hội loài người, tiếng chửi trở nên vật vã, tuyệt vọng.

mình: sống giữa cuộc đời nhưng đã mất quyền làm người Đó chính là sự đau xót của nhà văn đối với nhân vật của mình.

Sau cái chết của Chí Phèo, người dân làng Vũ Đại bàn tán những gì? Ý nghĩa?

Thái độ của người làng Vũ Đại trước hai cái chết bất ngờ là: - Kẻ hả hê, “ác giả ác báo”.

- Người thì trăn trở: “Thằng con lên thế còn ác hơn cha nó”.

- Phe cánh đối lập thì hí hửng: ”Thằng cha chết thằng con phen này sẽ bị người ta cho

ăn bùn.”

- Người lương thiện vẫn cứ lo âu: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác”.

Ý nghĩa: Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, người hiền lành vẫn bị đè đầu, cưỡi cổ, có

nghĩa là làng Vũ Đại vẫn như xưa, vẫn cảnh cường hào, ác bá hè nhau bóc lột dân lành đến tận xương tủy, một màu xám ảm đạm vẫn bao trùm lên cuộc sống.

Ý nghĩa chi tiết cái lò gạch bỏ hoang cuối tác phẩm:

- Là một kết thúc bi thảm, bế tắc đầy ám ảnh, biểu tượng tất yếu cho những số kiếp như Chí Phèo.

- Nơi đó, cậu bé Chí đã từng bị vứt vào đời, bị cuộc đời chối bỏ.

- Rồi sẽ có một Chí Phèo khác lại ra đời, sẽ lại tiếp tục những bi kịch quẩn quanh, không lối thoát.

- Mang ý nghĩa biểu tượng: chừng nào còn những cái lò gạch ấy, xã hội ấy, làng Vũ

Đại ấy còn tồn tại, thì còn sinh ra những số kiếp như Chí Phèo.

Ý nghĩa những câu nói trước khi chết và cái chết của Chí Phèo:

a. Trước khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo đã nói những lời rất tỉnh tác:- “Tao muốn làm người lương thiện” => Câu khẳng định quyết liệt. - “Tao muốn làm người lương thiện” => Câu khẳng định quyết liệt. - “Ai cho tao làm người lương thiện” => Câu hỏi đầy uất ức.

- “Tao không thể làm người lương thiện được nữa rồi” => Câu phủ định đầy xót xa.

b. Cái chết của Chí Phèo:

- Có ý nghĩa tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người cố nông lương thiện vào đường cùng không lối thoát.

- Phơi bày bi kịch của một người sinh ra nhưng không có quyền làm người.

- Nam Cao khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người với một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nếu không có tình thương với kiếp người nghèo khổ, làm sao Nam Cao nhìn thấy bóng dáng con người trong con quỷ Chí Phèo.

TÂY TIẾN(1968) – QUANG DŨNG

Liệt kê và nêu dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng khi nhắc đến những địa danh:

- Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Viên Chăn,

Châu Mộc, Hà Nội, Sầm Nữa.

- Ý nghĩa: + Tái hiện địa bàn hoạt động, chặng đường hành quân của lính Tây Tiến.

+ Những địa danh lạ gợi không gian rừng rú, xa xôi, hẻo lánh góp phần khắc họa nỗi gian truân, vất vả, nhọc nhằng và vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến. + Tình cảm gắn bó sâu nặng của Quang Dũng với Tây Tiến, kỉ niệm hiện lên rõ nét, sinh động với hình ảnh những vùng đất đoàn quân đã từng đi qua.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến ?

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 44 - 46)