- Truyện xoay quanh ba tình huống chính:
b. Tác phẩm: Truyện ngắn Vợ chồn gA Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng
giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ người đọc.
Giá trị thẩm mĩ của hình tượng tiếng sáo trong truyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài:
- Trong tác phẩm, tiếng sáo trở đi trở lại nhiều lần, trở thành một hình tượng góp phần quan trọng để khắc họa tính cách và miêu tả tâm trạng Mị.
+ Tiếng sáo gắn với kỉ niệm thời con gái ngọt ngào hạnh phúc của Mị (Mị có tài thổi sáo; trai làng nhiều người mê Mi thổi sáo đi theo Mị hết núi này đến núi khác; trai làng đứng nhẵn cả vách đầu buồng nhà Mị…).
+ Đêm tình mùa xuân, tiếng sáo hiện tại đánh thức tiếng sáo quá khứ, đánh thức khát vọng sống trong tâm hồn Mị.
- Tiếng sáogóp phần tạo dựng được một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc.
Trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật truyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài:
- Với biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội, Tô Hoài đã tạo dựng được một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, những bức tranh sinh hoạt và phong tục độc đáo được miêu tả chân thực, sinh động, giàu chất thơ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí đã thể hiện được những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp và quá trình phát triển tính cách của nhân vật, góp phần làm sâu sắc them giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Nêu những chi tiết miêu tả tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân qua tác phẩm Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài:
Trong táp phẩm nhà văn đã miêu tả hơn 6 lần các trường độ âm thanh của tiếng sáo. Chúng vừa tạo không khí của Tây Bắc, vừa khơi gợi dòng tâm sự của nhân vật, vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài:
- Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng sáo ai thổi rủ bạn đi chơi. - Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi.
- Nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. - Trong đầu Mị rập rớn tiếng sáo.
- Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.
Nhân vật Mị tiềm tàng một sức mạnh phản kháng, chi tiết nào thể hiện sự phản kháng đó?
- Mị câm lặng trước cuộc sống cùng khổ nhưng cô không cam chịu số phận. - Sức sống tiềm tang ở Mị được thể hiện qua ba lần Mị phản kháng, chống lại số
phận:
+ Mị định tự tử bằng lá ngón. + Đêm mùa xuân, Mị muốn đi chơi
So sánh cái nhìn nhân đạo qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ : a) Nét giống nhau:
- Cả hai nhà văn đều thương xót, thông cảm với số phận con người bị vùi dập, khốn khổ
- Cả hai đều nói lên ước mơ, khát vọng và quyền sống của con người. - Cả hai đều căm phẫn và tố cáo các thế lực độc ác.
b) Nét khác biệt:
Vợ chồng A Phủ Vợ nhặt
Cảm thông sâu sắc với cuộc sống tủi nhục
đọa đày, nô lệ của người dân Tây Bắc. Phản ánh tình cảnh khốn cùng của nhân dân ta trong nạn đói 1945. Trân trọng, nâng niu khát vọng sống, được
tự do, hạnh phúc. Phát hiện bản chất tốt đẹp của người dân lao động dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn cưu mang lẫn nhau, vẫn khao khát sống. Niềm tin con người tự cởi trói cứu lấy đời
mình và khẳng định khả năng đến với Cách mạng của họ.
Niềm tin vào tương lai, Cách mạng sẽ đổi đời và đem lại no ấm cho người dân.