TRÀNG GIANG(1939) – HUY CẬN

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 48 - 50)

- Tinh thần bi tráng:

TRÀNG GIANG(1939) – HUY CẬN

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tràng Giang của Huy Cận? Từ hoàn cảnh ấy giúp ta hiểu thêm gì về tâm trạng của tác giả?

Hoàn cảnh sáng tác: Vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi Huy Cận đứng ở bờ Nam

bến Chèm nhìn cảnh sông Hương bốn bề mênh mông sóng nước, cảm xúc nhớ nhà chợp đến và từ thơ được hình thành.

Tâm trạng của tác giả: Bài thơ được in trong tập “Lửa thiêng”, xuất bản năm 1940. Từ

đó, ta hiểu thêm tâm trạng của nhà thơ. Vào năm 1939, nước ta là một xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông là tầng lớp trẻ mang nỗi buồn u uất, hoang mang, bế tắc chưa tìm thấy đường đi trong tương lai.

Đứng trước cảnh sông dài trời rộng, đìu hiu, vắng lặng, Huy Cận thấy mình bé nhỏ, cô đơn trong cái vô cùng của trời đất, chóng ngợp trước không gian rộng lớn. Tâm trạng nhà thơ tràn ngập nỗi nhớ nhà và khao khát tìm hiểu điều gì ấm áp hơn.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tràng Giang :

- Ban đầu, bài thơ có tên là “Chiều trên sông”, với nhan đề này ta cảm nhận là một nhan đề quá cụ thể, ít gây ra ấn tượng trong lòng người đọc.

- Sau đó, ông đỏi lại là ”Tràng Giang” – từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính trang nhã, cổ điển có ý nghĩa là sông dài, gợi sự liên tưởng con sông có từ ngàn xưa.

- Hai vần “ang” nối tiếp góp phần tạo nên âm hưởng dài rộng, lan tỏa, ngân vang.

 Khơi gợi cảm xúc và ấn tượng về nỗi buồn triền miên, kéo dài.

Ý nghĩa câu đề từ:”Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Thâu tóm khá chính xác và đầy đủ cái bang khuân, thoảng nhớ và cảnh trời rộng sông dài khi nhà thơ lặng ngắm cảnh lúc hoàng hôn, gợi ra nét nhạc chủ âm cho toàn bài. Từ láy “bang khuâng” nói lên tâm trạng của chủ đề trữ tình: buồn bã, u sầu, cô đơn, lạ long.

So sánh hai hình ảnh cánh chim qua hai câu thơ sau đây”

“ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” (Tràng Giang – Huy Cận)

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” (Chiều tối – Hồ Chí Minh)

Hình ảnh cánh chim bay về tổ vào buổi chiều tà đều có ở hai câu thơ: - Một bên thể hiện trực tiếp: bóng chiều sa.

- Một bên thể hiện gián tiếp: qua hình ảnh chim về tổ.

- Một bên là cánh chim lẻ loi trên bầu trời lúc hoàng hôn, đôi cánh bé nhỏ đặt trong sự thử thách là bóng chiều, đôi cánh như gấp gáp, hối hả có sức vượt qua bóng chiều đang xuống dần.

- Hình ảnh cánh nhỏ - bóng chiều đã phần nào thể hiện cái tôi đơn độc của Huy Cận. - Hình ảnh cánh chim mỏi về rừng nêu lên một nhu cầu của sự vật, suốt ngày bay đi

kiếm ăn mỏi mệt cần tìm chỗ nghỉ ngơi, giữa người và sự vật có sự đồng điệu. - Huy Cận mượn hình ảnh cánh chim thể hiện nỗi niềm.

- Hồ Chí Minh mượn hình ảnh cánh chim để thể hiện những khát khao bình dị của con người trong cuộc sống.

Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang ? a. Đề tài, cảm hứng:

- Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian không gian vô hạn, vô cùng.

- Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 48 - 50)