Nét giống nhau:

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 39 - 41)

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

a. Nét giống nhau:

- Cả hai đều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù được sáng tác trước năm 1945, còn Người lái đò Sông Đà được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám.

- Cái tôi tài hoa của Nguyễn Tuân thể hiện trên từng trang viết. Vẫn tiếp cận con người ở phương tiện tài hoa nghệ sĩ.

- Hai tác phẩm mang những nét chung, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả.

b. Nét khác biệt:

Chữ người tử tù Người lái đò Sông Đà

Thuộc thể loại truyện ngắn. Thuộc thể loại tùy bút, Được viết bằng ngòi bút văn xuôi, lãng

mạn. Viết bằng ngòi bút văn xuôi hiện đại.

Dùng nhiều từ Hán Việt gợi không khí

trang nghiêm, cổ kính. Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa, kết cấu câu văn hiện đại. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chán

nghét thực tại, ông đi tìm cái đẹp của một thời vang bóng.

Sau Cách mạng, ông đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày qua hình ảnh ông lái đò.

Huấn Cao là con người của quá khứ lịch sử. Ông lái đò là người của hiện tại hôm nay. Huấn Cao thuộc lớp người tài hoa, đặc biệt

siêu phàm. Ông lái đò là người bình thường của cuộc sống thường nhật. Huấn Cao đối lập sâu sắc với xã hội, trở

thành kẻ tử thù của xã hội bất công. Ông lái đò hòa nhập với xã hội, là người ngày đêm nỗ lực xây dựng quê hương.

*Đánh giá chung: Qua hai tác phẩm, ta thấy phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

vừa ổn định, vừa vận động. Họ có nhiều nét khác nhau vì xã hội trong hai thời kì lịch sử khác nhau của đất nước.

- Cái đẹp có thể sinh ra nơi tội ác ngự trị nhưng cái đẹp không sống cùng tội ác. - Cái đẹp không đi liền với vụ lợi.

- Cái đẹp vượt lên sự thấp hèn và dung tục.

- Muốn chơi chữ đẹp phải tránh xa nơi bạo tàn, phải có tâm hồn, trong sáng.

 Lời khuyên ấy có sức mạnh cảm hóa một con người và dẫn đến hình ảnh viên quản ngục cúi đầu nói trong dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và chủ đề bài tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân:

- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc nhất trong tập Sông Đà.

- Tập tùy bút Sông Đà (1960) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. Đó là kết quả từ chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn năm 1985. Cả 15 bài tùy bút trong tác phẩm này đều tập trung ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc bằng những hình tượng giàu sức hấp dẫn, những trang văn tài hoa, uyên bác, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng.

- Bài Người lái đò sông Đà ca ngợi con sông Đà và người lái đò sông Đà thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước và niềm tin yêu dạt dào vào cuộc sống mới.

Không khí cổ xưa “vang bóng một thời” trong truyện Chữ người tử tù được nhà văn Nguyễn Tuân tạo dựng bằng những yếu tố sau?

- Một trong những thành công về nghệ thuật của truyện là đã tạo dựng được không khí cổ kính của một thời xưa còn “vang bóng”, đưa người đọc bước vào thế giới của thời xa xưa.

- Tác giả đã tạo ra được không khí ấy bằng nhiều chi tiết về người, về cảnh, bằng những ngôn từ thời ấy, bằng nhịp điệu chậm rãi của câu văn như gợi lên nhịp sống của thời xưa, ở tâm hồn nhà văn như sống lại với “một thời vang bóng”,…

- Tuy nhiên, tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại, như sử dụng bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật (văn học cổ nói chung thiên về kể việc, ít tả thực và không trực tiếp phân tích tâm lí nhân vật).

Nguyễn Tuân nhìn con sông Đà như một cố nhân, cố nhân ấy có tính nết như thế nào?

- Có những tính nết thất thường: “lắm bệnh, lắm chứng, chốc dịu dàng, chốc lại bẳn

tính cà gắt gỏng…”

- Làm cho sông Đà hiện lên như một cô gái có cá tính, phức tạp, đa chiều => thể hiện tình cảm gắn bó của nhà văn.

- Cách so sánh ví von thật đọc đáo, cách diễn đạt phóng túng.

Ý nghĩa lời đề từ "Người lái đò sông Đà"

''Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu''

Câu thơ của Nguyễn Quang Bích, được tác giả chọn làm lời đề từ gợi ra những ý nghĩa sau:

+ Câu thơ viết bằng chữ Hán, dịch ra có nghĩa ''Mọi dòng sông đều chảy về Đông, chỉ có

1 sông đà theo hướng Bắc''. Việc sử dụng chữ Hán trong thơ ca nhằm mục đích nhấn

mạnh ý, và tăng thêm tính trang trọng của thơ văn. Ở đây mục đích cũng như vậy, tác giả nhấn mạnh vào sự đặc biệt khác thường của dòng sông là chảy ngược. Từ ''độc'' là 1 từ đắt giá thể hiện sự duy nhất và cá tính của con sông.

+ Lời đề từ chỉ nét đẹp hoang sơ độc đáo, và nêu thêm sự dữ dằn hung bạo của con sông, uôn mạnh mẽ, đầy sức sống chảy qua 1 vùng núi non hiểm trở.

+ Lời đề từ không phải của Nguyễn Tuân viết ra nhưng lại rất thích hợp khi đặt trong tuỳ bút này và thích hợp với phong cách Nguyễn Tuân - một con người'' sống là một bản gốc và chết đi không để lại bất cứ 1 bản sao nào'',đó là chuyên viết về ''cái đẹp tuyệt mĩ và dữ dội đến mức khủng khiếp''.

Con sông Đà ngang ngược là 1 nguồn cảm hứng mãnh liệt thôi thúc nhà văn trong thời kì xây dựng kinh tế mới ở miền bắc, sông Đà là mảnh đất màu mỡ để tác giả bộc lộ sở trường của mình. Người ta nói Nguyễn Tuân tìm đến sông Đà như 1 sự tất yếu phải xảy ra.

=> Lời đề từ hoàn toàn thích hợp để đuọc sử dụng trong tuỳ bút này, đây cũng là 1 yếu tố làm nên tiếng vang của tác phẩm. Lơì đề từ gợi trí tò mò của người đọc về con sông, cũng như đi tìm cái hay của tác phẩm. Chỉ với lời đề từ này, tác giả đã cho thấy sự thành công của tác phẩm ngay từ những câu đầu tiên.

Nguyễn Tuân đã phát hiện ra nhưng đặc điểm nào của sông Đà? Nhưng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình.

- Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Ông thấy mọi con sông đều chảy về phía đông, riêng một mình sông Đà lại ngược lên phía bắc trước khi trở ra biển và hai nét nổi bật nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình.

- Để làm nổi bật hai tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật:

+ Đầu tiên, phải kể đến biện pháp nhân hóa. Đá và thác sông Đà mai phục, hung dữ bày thạch trận để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước cũng vậy, chúng thở, kêu rống lên. Nước cũng vào hùa với đá để đánh những miếng đòn "hiểm độc

nhất”.

+ Tiếp theo, nghệ thuật trùng điệp và miêu tả đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình, thơ mộng của con sông "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài …núi Mèo đốt nương

xuân”. Con sông còn đẹp với mùa xuân nước xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông

Đà lừ lừ chín đỏ.

+ Nhà văn còn sử dụng nhiều cách so sánh, ngôn ngữ của các ngành quân sự, điện ảnh, thủy điện,.. để miêu tả những hình ảnh của đá, của nước, của thác với con thuyền, người lái đò, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,…

Tất cả làm cho bài tùy bút sống động và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w