SÓNG(1967) – XUÂN QUỲNH: Nhận xét về âm điệu của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 54 - 55)

- Tinh thần bi tráng:

SÓNG(1967) – XUÂN QUỲNH: Nhận xét về âm điệu của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Nhận xét về âm điệu của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Âm điệu bài thơ được tạo bới hai yếu tố chính:

- Thứ nhất là thể thơ: thể thơ năm chữ tự nó đã có khả năng gợi đến cái nhịp nhàng của sóng. Xuân Quỳnh đã rất linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm, đắp đổi luân phiên bằng – trắc để khắc họa nhịp sóng khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.

- Thứ hai là phương thức tổ chức ngôn ngữ, hình ảnh. Sóng mượn hình tượng con sóng biển để diễn đạt những lớp sóng nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc nên âm điệu bài thơ là sự hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận đan xen, tiếp nối trong cõi lòng người con gái đang yêu. Xuân Quỳnh đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành các cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đắp đổi nhau về bằng – trắc nữa. Nhờ đó qua âm điệu người đọc dễ liên tưởng đến hình ảnh những con sóng trập trùng vô tận trên mặt biển.

Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài “Sóng

• Hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. • Chủ đề: Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Ý nghĩa nhan đ ề bài th ơ (hình t ượ ng SÓNG):

- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình.

- “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một,có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau,có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.Hai hình tượng ấy đan cài,quấn quýt với nhau như hình với bóng.

- Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương.Nổi bật trong bài thơlà vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung,bất diệt.

Trong kh ổ cu ố i bài th ơ , Xuân Quỳnh đã khát v ọ ng: Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.”

Ý nghĩa c ủ a khát v ọ ng ấ y?

- Đó là khát vọng được bất tử hóa tình yêu,vĩnh cửu hóa tình yêu.

- Một quan niệm nhân sinh cao đẹp: tình yêu chỉ có thể vĩnh hằng khi tình yêu đó hòa vào biển lớn của tình yêu nhân loại.

- Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi mà đất nước đang chiến tranh,nhiều cô gái,chàng trai phải chia tay nhau để vào chiến trường. Đọc khổ thơ này chúng ta càng thấm thía vẻ đẹp, niềm tin vào tình yêu của những con người thời đại ấy.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 54 - 55)