Màn kết cảnh VII của vở kịch“Hồn Trương 59Ba, da hàng thịt” là hình ảnh:

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 59 - 60)

- Tinh thần bi tráng:

a. Màn kết cảnh VII của vở kịch“Hồn Trương 59Ba, da hàng thịt” là hình ảnh:

- Cảnh khu vườn của Trương Ba, Trương Ba hóa thân vào những hình ảnh quen thuộc trong gia đình: “Ánh lửa bà nấu cơm,con dao bà giẫy cỏ, cầu ao bà vo gạo, trong

mỗi trái cây cái Gái nâng niu”.

- Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi

xuống đất…”5959 mọc thành cây mới.Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn lớn. Mãi mãi…”

b. Ý nghĩa:

- Đoạn kết giàu chất thơ thể hiện tinh thần lạc quan của vở kịch. Trương Ba chết nhưng hình ảnh của Trương Ba bất tử, bởi ông đã có chỗ để phục sinh. Đó chính là sự phục sinh trong trái tim của những người thân yêu.

- Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Nêu tóm tắt diễn biến trong truyện cổ tích dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt . So với vở kịch nói của Lưu Quang Vũ có gì khác biệt?

“Ngày xưa có ông Trương Ba là người làm vườn, chơi cờ tướng rất giỏi, thường chơi

với tiên Đế Thích, bị Nam Tào, Bắc Đẩu gạch nhầm tên. Tiếc cho Trương Ba, Đế Thích làm phép cho Trương Ba sống lại nhưng xác đã bị chon mất cho nên nhập hồn ông vào xác anh hàng thịt vừa chết một ngày. Tranh chấp diễn ra giữa hai bà vợ, đưa ra cửa quan nhờ phân xử. Quan hỏi vợ Trương Ba: “Chồng bà trước đây giỏi cái gì?”

- Ông ấy giỏi đánh cờ.

Quan hỏi vợ anh hàng thịt: “Chồng cô trước đây giỏi cái gì?”

- Ông ấy giỏi mổ lợn.

Quan sai khiêng tới một con lợn cùng một bàn cờ. Kết quả người đàn ông không biết mổ lợn nhưng lại đi được những nước cờ thiện nghệ. Quan xử cho bà vợ Trương ba mang chồng về.”

Dựa vào cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ viết lại vở kịch đa chiều, phức tạp hơn: - Tình tiết kết thúc chuyện dân gian lại là tình huống bắt đầu cho bi kịch của Trương

- Truyện cổ tích chỉ xoay quanh vài nhân vật: Trương Ba, vợ Trương Ba, Đế Thích, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt và quan tòa.

- Nhân vật trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ đông đúc hơn.

 Mượn cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được một vở kịch có cấu trúc khá chặt chẽ, đặt ra nhiều vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Sự tha hóa của Trương ba từ khi sống trong thân xác anh hàng thịt:

- Trương Ba không còn là người làm vườn chăm chỉ, nhân hậu, hết lòng yêu thương vợ con, không quan tâm đến bà con xóm giềng như xưa.

- Trở nên vụng về, thô lỗ: làm gẫy chồi non của cây, làm rách diều của cu Tị,..

- Sống theo bản năng phàm tục: ăn uống thô lỗ, them ăn ngon, thèm rượu thịt và trở nên háo sắc.

- Đánh con trai mình một cách thô bạo và dữ tợn.

Những lời đối thoại nào giữa Trương Ba và Đế Thích mang ý nghĩa triết lí sâu sắc:

- Những lời đối thoại:

+ “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được tôi muốn được là tôi toàn

vẹn”.

+ “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

- Ý nghĩa:

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.

+ Sống thực cho ra một con người không dễ dàng. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

So sánh bi kịch Trương Ba (Lưu Quang Vũ) với nhân vật Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng):

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 59 - 60)