Thể loại và bút pháp:

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 50 - 51)

- Tinh thần bi tráng:

c. Thể loại và bút pháp:

- Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…).

- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn…)

Kết luận

- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời.

- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của Thơ mới.

- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.

Trình bày những nét đặc sắc của phong cách thơ Huy Cận qua bài thơ Tràng Giang :

a) Phong cách thơ Huy Cận:

- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố cổ điển Đường thi với yếu tố thơ mới. Cụ thể là hòa hợp trong mối “sầu vạn kỉ” của Huy Cận cả nỗi sầu vũ trụ và thế nhân từng chan chứa trong thơ Đường với nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cá thể thời Thơ mới.

- Đồng thời là sự hòa hợp giữa hệ thống thi pháp của thơ Đường với những nét thi pháp của thơ tượng trưng Pháp. Vì những lẽ đó mà bước vào mỗi thi phẩm Huy Cận, người ta đều thấy bàng bạc một phong vị Đường thi.

b) Bài Tràng Giang thể hiện rõ phong cách thơ Huy Cận:

- Chất Đường thi thấm đượm từ thi đề, thi tứ đến thi liệu và những thủ pháp nghệ thuật. Viết về tạo vật thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên là thi đề rất phổ biến trong thơ Đường. Trong đó, tạo ra hình tượng một cá thể lẻ loi hoặc bơ vơ trước tạo vật vô cùng, hoặc mất hút giữa thiên nhiên vô tận là cách tạo tứ thơ khá phổ biến. Những hình tượng như bóng chim mỏi, chòm mây lẻ, ánh tà dương,… đã trở thành những thi liệu hết sức quen thuộc. Huy Cận đã kế thừa và phát huy khá phong phú những yếu tố trong bài Tràng Giang.

- Tuy nhiên, đó vẫn là một bài thơ mới với những hình ảnh thơ hiện đại và nỗi buồn cô đơn của cái tôi cá nhân thời Thơ mới.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ngữ văn lớp 12 (Trang 50 - 51)