Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

1.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở các nước, nhất là ở các nước phát triển thường là quy hoạch bộ phận của quy hoạch tổng thể quốc gia nên về cơ bản có sự thống nhất, đồng bộ với nhau về không gian, thời gian, nội dung quy hoạch, cả hai loại quy hoạch đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất thường là quy hoạch mang tính vĩ mô, các quy hoạch ngành như quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là quy hoạch chi tiết, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Trong quy hoạch lãnh thổ cũng như quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất, các nước đều quan tâm đến phát triển không gian đô thị, các biện pháp hạ tầng không gian lớn, xác định những vùng ưu tiên, từ đó thực hiện các hoạt động của quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng.

Việc lập các quy hoạch thường do các cơ quan công quyền của Nhà nước thực hiện, có sự tham gia của các tập đoàn, tổ chức kinh tế ở mức độ khác nhau và thường có sự tham gia rộng rãi của người dân. Ở các nước phát triển, về cơ bản các cơ quan nhà nước chỉ tham gia sâu vào quá trình duyệt quy hoạch tổng thể không gian và phân vùng sử dụng đất. Quy hoạch chi tiết từng vùng thông thường được đấu thầu cho các cơ quan phát triển bất động sản tư nhân.

Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội ở từng nước mà mức độ chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng có khác nhau nhưng nhìn chung giữa hai loại quy hoạch này cơ bản có sự thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau theo nguyên tắc quy hoạch xây dựng là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa của quy hoạch sử dụng đất.

Ngoài ra, các nước còn có quy định về việc xử lý các quy hoạch “treo”, dự án “treo”, khi chủ đầu tư một khu đất đã được quy hoạch mà không xây dựng sau một khoảng thời gian nhất định thì chính quyền, Nhà nước có quyền thu hồi mà không cần phải bồi thường cho chủ đầu tư, đồng thời những khu đất đã được quy hoạch cho mục đích xây dựng này sẽ chuyển đổi thành đất nông nghiệp trở lại. Điều này nhằm hạn chế việc xin quy hoạch, xin cấp phép xây dựng tràn lan, không tính đến nhu cầu sử dụng thật sự và bảo vệ tài nguyên đất đai, bảo vệ nguồn đất nông nghiệp, lương thực quốc gia.

Kết luận chương 1

Để có cơ sở tìm hiểu về các quy định pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị và quá trình lịch sử phát triển của pháp luật về lĩnh vực này cũng như tìm hiểu quy định về pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các đô thị của một số nước trên thế giới, tác giả đã phân tích, bình luận, dẫn giải các nội dung cơ bản có liên quan đến vấn đề này như: khái niệm, đặc điểm của đô thị và quản lý đô thị, lịch sử phát triển của đô thị, chức năng của quản lý đô thị; khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị; mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và vấn đề bảo vệ môi trường; pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị; yêu cầu xây dựng, điều chỉnh pháp luật và cấu trúc pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị. Đây là những kiến thức cơ bản để chúng ta có thể hình dung toàn cảnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị, sự kết nối giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị; từ đó có căn cứ để đánh giá thực trạng pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị cũng như xây dựng các giải pháp quản lý, phát triển đô thị cho phù hợp.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)