Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị ở Việt Nam (Trang 82 - 126)

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản

3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử

- Chính sách điều chỉnh quá trình phát triển đô thị phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế và rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống đô thị để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội, hiện đại thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cơ chế quản lý đô thị nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất đô thị giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Chính sách và cơ chế giám sát việc tiến độ thực hiện các dự án đô thị lớn, bổ sung các điều kiện chặt chẽ khi mở rộng và tăng quy mô đất đai xây dựng đô thị. - Rà soát quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hướng bố trí sử dụng đất hợp lý, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hệ số sử dụng đặc biệt là các đô thị sử dụng đất lúa. Hạn chế việc thực hiện các dự án nhà ở nhỏ lẻ tại các thành phố. Các công trình xây dựng tại các đô thị cần triệt để khai thác không gian ngầm và trên cao để tiết kiệm đất

Thứ năm là Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) cấp quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, sử dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và các địa phương trong giai đoạn mới , phù hợp với nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu theo đúng quan điểm, mục tiêu sử dụng đất

3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị sử dụng đất trong quản lý đô thị

3.3.2.1. Nhóm giải pháp trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Xây dựng đô thị phát triển bền vững là nhu cầu và hướng đi tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới với mục tiêu cơ bản là bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên đất, nước,

nguyên vật liệu xây dựng, năng lượng, tận dụng năng lượng thiên nhiên phục vụ tốt nhất nhu cầu của cuộc sống con người.

Bên cạnh các giải pháp về lập pháp thì công tác quy hoạch, kế hoạch sử dựng đất, quy hoạch đô thị cần chú trọng các điểm sau:

Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần thiết thực, hiệu quả:

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đô thị cần: tận dụng tối đa nguồn đất phục vụ xây dựng công trình với mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất hợp lý, tránh xây dựng dàn trải lãng phí; khuyến khích xây dựng công trình công trình tập trung, mật độ cao nhằm tiết kiệm trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, quản lý, giao thông đi lại; tăng cường các khu cây xanh tập trung, thảm thực vật tại những khu đất ít thuận lợi cho xây dựng; tạo cảnh quan không gian kiến trúc xanh, sạch, đẹp với sự kết hợp hài hòa các công trình xây dựng và các khu công viên cây xanh, thảm thực vật, sông, hồ; tôn trọng địa hình, cảnh quan hiện hữu, tránh san lấp làm biến dạng địa hình tự nhiên.

Hai là, công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch cần chú ý đến những biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu:

Quy hoạch các dự án xây dựng khu dân cư, khu đô thị mới bắt buộc phải xây dựng hồ điều tiết, phát triển mảng xanh tại những vùng đất thấp, tận dụng tối đa những vùng đất trống để tạo mảng xanh, bố trí quỹ đất phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Quy hoạch tổng thể các đô thị theo cách tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế…) với trọng tâm là sử dụng và quản lý tài nguyên bền vững cho mọi người dân đến sinh sống, thiết lập hệ thống chỉ số đô thị xanh, có quy mô hợp lý, tránh tình trạng tập trung dân số quá mức tải trọng đô thị.

Quy hoạch không gian đô thị bao gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại của dân cư.

Chuyển đổi đất đã di dời các khu công nghiệp thành đất nhà ở hoặc đất công trình công cộng, đất giáo dục để khai thác có hiệu quả về phương diện môi trường.

Ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành dịch vụ, tài chính và các ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao như cơ khí, điện tử - công nghệ, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm.

Di dời và tập trung các cơ sở sản xuất thành từng cụm để đảm bảo vệ sinh môi trường, thuận tiện về giao thông.

Quản lý và triển khai quy hoạch đô thị phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở ban ngành ví dụ như giao thông, thủy lợi, điện, thoát nước…

Cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống đánh giá tự động bền vững của quy hoạch sử dụng đất, trong đó có xây dựng những chỉ thị của tính bền vững về tự nhiên - sinh học hay kinh tế - xã hội.

Ba là cần nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việt Nam cần nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu nhân lực cấp cao trong lực lượng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chứng chỉ hành nghề là chứng nhận nghiệp vụ đảm bảo chất lượng, tạo cơ sở thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có năng lực, kinh nghiệm phù hợp thật sự với yêu cầu; tạo điều kiện để phát triển những doanh nghiệp, tổ chức tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách chuyên nghiệp, hạn chế những hoạt động tư vấn không coi trọng chất lượng dịch vụ. Chứng chỉ hành nghề là cơ sở để các đơn vị tư vấn, dịch vụ tuyển chọn thêm những người có năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm để có thêm nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào các dự án, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn trong nước. Đồng thời, cũng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý hệ thống tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.3.2.2. Nhóm các giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thứ nhất, tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và công tác thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, bộ quản lý ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sớm xây dựng hệ

thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, xây dựng và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thông qua đó tạo ra sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ tư, sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào; đảm bảo các quyền cơ bản theo luật định của các nhà đầu tư đối với đất đai.

Thứ năm, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần kiên quyết thu hồi các diện tích đất, mặt nước đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Thứ sáu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên phải gắn với xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về môi trường, về xây dựng; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định; quản lý chặt chẽ quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, sân golf theo quy hoạch được duyệt,...

Thứ bảy, nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực.

Thứ tám, có kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các đô thị.

Kết luận chương 3

Nhằm mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị, phát huy được hiệu lực, hiệu quả, là công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy phát triển đô thị, tác giả đã đưa ra các giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế trong các quy định của pháp luật về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. Các giải pháp mang tính đồng bộ, tác động đến cả quá trình hoàn thiện pháp luật về quản lý đất đai, quản lý đô thị cũng như việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Các giải pháp đều bám sát định hướng phát triển đô thị mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Mỗi giải pháp có tầm quan trọng khác nhau, tác động đến các khía cạnh khác nhau của quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đô thị cũng như có tính đến tiềm lực hoàn thiện trong từng khoảng thời gian nhất định phù hợp với tình hình của đất nước, vì vậy trong quá trình hoàn thiện cần có những tính toàn hợp lý việc áp dụng các giải pháp để đem lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước kéo theo nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc, vui chơi, giải trí ngày càng tăng lên, từ đó áp lực lên nguồn tài nguyên, lên quản lý đô thị cũng cao dần lên. Để đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng bền vững thì chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và tại các đô thị nói riêng là vấn đề mà nhà nước, người dân cần quan tâm. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị là một trong những giải pháp phát triển đô thị bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu. Nó không chỉ góp phần phát triển đô thị một cách đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn kiềm chế những hành vi vi phạm trong quản lý đô thị.

Việc nghiên cứu, lựa chọn đề tài “Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị ở Việt Nam” với mong muốn xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện nhằm cải thiện bộ mặt đô thị Việt Nam, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều mâu thuẫn, phức tạp đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn cả kinh nghiệm thực tế do đó luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn và trở thành tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu bằng Tiếng Việt

1. Anthony Giddens, Đinh Lê Na dịch (2014), Thành phố và cuộc sống, Tạp chí Quy hoạch đô thị, số 16/2014.

2. Nguyễn Thế Bá (2008), Giáo trình Quy hoạch xây dựng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai số 193/BC-BTNMT ngày 06/9/2012, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013 và kế hoạch công tác năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/12/2013, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 và kế hoạch công tác năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 27/12/2014, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Quyết định số 1819/QĐ-BTNMT ngày 10/7/2015 phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020 cấp quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

9. Bộ Xây dựng (2009), Hội nghị đô thị toàn quốc, Báo cáo tham luận phát triển đô thị giai đoạn 1999 - 2009, Đà Nẵng.

10. Bộ Xây dựng (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, Hà Nội.

11. Bộ Xây dựng (2015), Tờ trình số 44/TTr-BXD ngày 06/7/2015 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép nghiên cứu điều chỉnh Nghị định số 11/2013/NĐ- CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, Hà Nội. 12. Bộ Xây dựng (1993), Quyết định số 322-BXD/ĐT ngày 28/12/1993 về việc ban

hành Quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, Hà Nội.

13. Bộ Xây dựng (2011), Tài liệu nghiên cứu xây dựng dự án Luật Đô thị do Cục Phát triển đô thị sưu tầm, nghiên cứu, Hà Nội.

14. Nguyễn Đình Bồng (2008), Quy hoạch sử dụng đất đô thị: thực trạng và giải pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

15. TSKH Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.

16. Lê Gia Chinh (2009), Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Chính phủ (1994), Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 về quản lý và sử dụng đất đô thị, Hà Nội.

18. Chính phủ (1994), Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị, Hà Nội.

19. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004 ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

20. Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về Phân loại đô thị, Hà Nội.

21. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị ở Việt Nam (Trang 82 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)