Khái niệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 28 - 30)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.2. PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.2.1. Khái niệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em

Theo từ điển Tiếng Việt:

“Phòng chống” là phòng bị trước và sẵn sàng chống lại [30, tr.783].

“Phòng” là liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc lâm thời đối phó với điều không hay có thể xảy ra [30, tr.783].

“Chống” là hoạt động ngược lại, gây trở lực cho hành động của ai đó hoặc tác động của các gì đó [30, tr.1.70].

Một khái niệm gần gũi với phòng chống MBPNTE là “phòng, chống tội phạm”. Theo PGS. TS Trịnh Tiến Việt định nghĩa:

Phòng chống tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội [60].

Lời mở đầu của Nghị định thư Palermo đã khẳng định:

Hành động hiệu quả để ngăn ngừa và chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đòi hỏi một cách tiếp cận quốc tế toàn diện tại các nước gốc, nước quá cảnh và nước đến, trong đó bao gồm những biện pháp để ngăn ngừa việc buôn bán đó, để trừng trị những kẻ buôn bán người và để bảo vệ các nạn nhân của những hành vi buôn bán đó, kể cả việc bảo vệ những quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận [28].

Khung hành động quốc tế để thực thi Nghị định Parlemo do UNODC đưa ra thì coi phòng, chống mua bán người gồm ba chủ đề: “prevention” có nghĩa là phòng ngừa, “protection” có nghĩa là bảo vệ và “prosecution” có nghĩa là truy tố (hay còn được viết tắt là 3Ps) [80].

Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người quy định các nguyên tắc phòng chống mua bán người bao gồm bao gồm: (i) Kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm; (ii) Kịp thời giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân; không kỳ thị, phân biệt đối xử, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân; (iii) Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức; (iv) Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời và chính xác mọi hành vi vi phạm; (v) Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCMBN [37].

Phòng, chống MBPNTE có thể được hiểu bao gồm ba quá trình, ba nhiệm vụ có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau đó là:

- Phòng ngừa nạn MBPNTE tức là nghiên cứu, phát hiện, khắc phục hướng đến triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện xảy ra hành vi, giảm thiểu hướng đến xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ phát sinh hành vi tại cộng đồng.

- Phát hiện, xử lý hành vi MBPNTE bao gồm: giải cứu nạn nhân, giảm thiểu thiệt hại đối với nạn nhân và cộng đồng, thông quá quá trình tố tụng trừng phạt, giáo dục, cải tạo người thực hiện hành vi MBPNTE.

- Khôi phục, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như hỗ trợ các nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

giải pháp mang tính căn cơ, toàn diện, tập trung ngay từ khâu “phòng ngừa” chứ không phải chỉ tập trung vào giải quyết hậu quả khi hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em đã xảy ra. Bảo vệ quyền của các nạn nhân phải được xác định là nhiệm vụ xuyên suốt. Những quá trình này thuộc trách nhiệm của nhiều chủ thể khác nhau, đòi hỏi nỗ lực của nhiều quốc gia, nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp cũng như cần sự chung sức của cả cộng đồng.

Như vậy có thể đưa ra khái niệm: Phòng, chống MBPNTE là việc các Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân bằng các biện pháp khác nhau, khắc phục xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện xảy ra hành vi MBPNTE; khôi phục và bảo đảm các quyền và lợi ích của nạn nhân; trừng phạt, cải tạo người thực hiện hành vi MBPNTE và từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hành vi MBPNTE trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)