Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÒNG,
1.3.2. Các điều ước khu vực và song phương về phòng, chống mua bán phụ
phụ nữ và trẻ em
* Về các công ước, thỏa thuận khu vực mà Việt Nam tham gia
- Công ước ASEAN về phòng, chống MBN, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) 2015. Công ước được thông qua tại hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur là bước đi cụ thể hóa của tuyên bố ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2004, Tuyên bố chung của lãnh đạo ASEAN trong việc phòng chống buôn bán người ở khu vực Đông Nam Á năm 2001 và Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN năm 2012. Việt Nam phê chuẩn công ước ACTIP ngày 13/12/2016 và chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ 08/3/2017. Công ước ASEAN là cơ sở pháp lý quan trọng, chuyên biệt về PCMBN, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các thành viên ASEAN trong PCMBN và bảo vệ nạn nhân bị mua bán [17].
Đồng thời với việc ký kết Công ACTIP, ngày 21/11/2015 các nước thành viên ASEAN cũng đã ký Kế hoạch hành động ASEAN về PCMBN, đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em. Văn bản này là cơ sở pháp lý thể hiện sự cam kết quyết tâm phối hợp hành động giữa các quốc gia thuộc ASEAN trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi MBN và các hành vi vi phạm có liên quan khác. Kế hoạch đã đưa ra chương trình hành động về ngăn chặn hành vi MBN, bảo vệ nạn nhân bị buôn bán, thực thi pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm MBN, hợp tác và điều phối hợp tác quốc tế khu vực về PCMBN.
- Bản ghi nhớ giữa 6 nước Tiểu vùng sông Meekong về hợp tác đấu tranh chống MBN: Ngày 29/10/2004, tại Yangon (Myanma), đại diện Chính phủ 6 nước Tiểu vùng sông Meekong đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác đấu tranh chống MBN. Các nước đã cam kết đẩy nhanh những nỗ lực trong nước và hợp tác quốc tế về đấu tranh chống MBN trong các lĩnh vực: chính sách và hợp tác, xây dựng, thực thi pháp luật và hoạt động tư pháp; bảo vệ, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng của các nạn nhân; các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa MBN.
- Kế hoạch hành động Tiểu vùng sống Meekong về PCMBN giai đoạn 2015-2018.
* Về các hiệp định, thỏa thuận song phương của Việt Nam và các nước
- Hiệp định hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phòng, chống MBN ký ngày 15/9/2010.
- Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về hợp tác song phương nhằm loại trừ nạn MBN, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị mua bán, ký ngày 24/3/2008.
- Thỏa thuận về quy trình chuẩn thực hiện việc xác minh và nhận trở lại nạn nhân bị mua bán giữa Việt Nam và Thái Lan.
- Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Campuchia để loại trừ nạn mua bán phụ nữ và giúp đỡ nạn nhân bị mua bán, ký ngày 10/10/2005, phê duyệt ngày 28/02/2006 (đã được sửa đổi, bổ sung vào ngày 28/9/2012).
- Thỏa thuận hợp tác Việt Nam - Campuchia về quy trình chuẩn trong xác định và hồi hương các nạn nhân bị mua bán trở về ký ngày 03/12/2009.
- Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào về PCMBN và bảo vệ nạn nhân bị mua bán ký ngày 03/11/2010, có hiệu lực từ ngày 19/3/2011.
- Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh, Bắc Ai-len về hợp tác phòng chống mua bán người kí ngày 21/11/2018.
- Tuyên bố chung Việt Nam - Úc về hợp tác đấu tranh chống việc nhập cư bất hợp pháp và mua bán PNTE năm 2000.
- Hiệp định giữa Việt Nam và Philippin về hợp tác chống các hoạt động tội phạm (ký năm 2001).
- Hiệp định giữa Việt Nam và Ba Lan về hợp tác chống tội phạm có tổ chức (ký năm 2003).
Ngoài ra, tính đến tháng 7/2017 Việt Nam cũng đã ký 27 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước về hình sự, dân sự, 07 hiệp định chuyển giao người bị kết án, 05 hiệp định dẫn độ. Đây là những công cụ pháp lý quốc tế quan trọng để hợp tác trong phát hiện, điều tra, bắt giữ, truy tố, thi hành án đối với tội phạm nói chung và MBPNTE nói riêng [73].