Kinh nghiệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 58 - 62)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ

1.4.2. Kinh nghiệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia ở Đông Nam Á với dân số 69.324.436 người tháng 05/2019, Thái Lan là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn khá nhiều so với Việt Nam. Tuy nhiên, Thái Lan cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong đối nội khi tình hình chính trị bất ổn kéo dài, chính quyền hiện nay ở Thái Lan là một chính quyền quân sự được thành lập sau khi quân đội đảo chính, trình độ phát triển ở các địa phương của Thái Lan không đồng đều, đặc biệt là khu vực miền Nam Thái Lan kinh tế chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp. Cùng với đó là tình hình tội phạm cũng diễn biến phức tạp, trong khi phía Bắc là tội phạm ma túy nổi tiếng với khu vực Tam giác vàng thì ở miền Nam Thái Lan vẫn tồn tại những nhóm vũ trang hồi giáo cực đoan.

Về nạn MBN, Thái Lan được báo cáo là quốc gia nguồn đồng thời cũng là quốc gia đến và là nơi trung chuyển các nạn nhân của MBN. Trong khi các nạn nhân là người Thái được đưa tới Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Đông để bóc lột tình dục và lao động cưỡng bức thì các nạn nhân từ các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh được đưa tới Thái Lan cũng vì những mục đích tương tự. Ngoài ra, Thái Lan cũng là điểm trung chuyển khi từ Bangkok qua đường hàng không, các nạn nhân của MBN bị đưa đi khắp nơi trên thới giới [82].

Theo báo cáo về nạn buôn người của Đại sứ quán Hoa Kỳ thì năm 2019 Thái Lan được đánh giá nằm ở nhóm 2 trong công tác phòng, chống MBN (cùng nhóm

với Việt Nam) tức là nhóm nước chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để xóa bỏ việc này [83].

Một số giải pháp phòng chống MBN được Thái Lan đưa ra [82]:

- Chính phủ Thái Lan nỗ lực xóa bỏ các hoạt động mại dâm trái phép tại Thái Lan thông qua các chiến dịch truy quét, đột kích các nhà thổ.

- Nâng cao nhận thức của khách du lịch đặc biệt tại các trung tâm du lịch nổi tiếng, thông qua các hình thức tuyên truyền để loại bỏ hoạt động du lịch tình dục trẻ em. Phối hợp với các cơ quan thực thi nước ngoài bắt giữ và trục xuất những người bị phát hiện tham gia hoạt động du lịch tình dục trẻ em.

- Năm 2007, Văn phòng Tổng trưởng lý Thái Lan đã thành lập Trung tâm chống buôn bán người quốc tế với một số luật sự chuyên trách để phối hợp truy tố các vụ án mua bán người tại Thái Lan.

- Năm 2018, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã tổ chức một đội đặc nhiệm để chống buôn người ở Thái Lan, bao gồm các nhân viên thực thi pháp luật, nhân viên xã hội và thành viên của các tổ chức phi chính phủ.

- Các Tổ chức phi chính phủ tại Thái Lan tập trung vào công tác xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ, đảm nhận vai trò vận động cho quyền của phụ nữ thông qua việc cải thiện điều kiện giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái.

Có thể nhận thấy sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ không chỉ nước ngoài mà cả các tổ chức phi chính phủ của Thái Lan đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến hiệu của công tác phòng, chống MBPNTE. Đây là một kinh nghiêm có thể học tập và áp dụng ở Việt Nam.

Tuy nhiên Thái Lan cũng đang gặp một số vấn đề đối với công tác phòng, chống MBPNTE mà Việt Nam cần tránh mắc phải như:

- Tình trạng tham nhũng trong khu vực công đang là cản trở lớn đối với công tác này.

- Thái Lan chưa quan tâm đến việc bảo vệ các nạn nhân người nước ngoài bị mua bán tại nước này.

- Công tác quản lý lao động nhập cư vẫn còn nhiều bất cập, là kẽ hở cho hoạt động MBPNTE [82].

Kết luận chương 1

MBPNTE là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lừa dối hoặc thủ đoạn khác để tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao, tiếp nhận phụ nữ và trẻ em vì đạt được lợi ích vật chất, để tiến bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Phòng, chống MBPNTE là việc các Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân bằng các biện pháp khác nhau, khắc phục xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện xảy ra hành vi MBPNTE, trừng phạt, giáo dục người có hành vi MBPNTE, khôi phục và bảo đảm các quyền và lợi ích của nạn nhân, từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hành vi MBPNTE trong đời sống xã hội.

Bảo vệ QCN và công tác phòng, chống MBPNTE có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vấn đề bảo vệ QCN luôn được nhắc đến như một giải pháp và mục tiêu hướng đến trong các văn kiện quốc tế về phòng chống mua bán người. Và xóa bỏ nạn MBPNTE là một trong những nhiệm vụ cơ bản để bảo vệ, thực thi QCN. Vì vậy, sử dụng phương pháp HRBA trong xây dựng và thực thi pháp luật, hoạch định chính sách và thực hiện công tác phòng chống MBPNTE sẽ mang lại hiệu quả mang tính căn cơ, lâu dài, đạt được kết quả ngay ở khâu phòng ngừa thay vì phải dành nhiều nguồn lực cho công tác phát hiện và xử lý và giải quyết hậu quả sau này.

Phòng, chống MBPNTE gồm 03 nhiệm vụ, 03 quá trình có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau đó là:

- Phòng ngừa hành vi MBNPNTE; - Phát hiện, xử lý hành vi MBPNTE;

- Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của MBPNTE hòa nhập cộng đồng.

Mặc dù tất cả các QCN đều quan trọng như nhau tuy nhiên trong từng quá trình này có thể ưu tiên việc bảo vệ và thúc đẩy thực thi một số QCN khác nhau để đảm bảo hiệu quả.

Việt Nam là thành viên của nhiều công ước, nghị định quốc tế về quyền của phụ nữ, trẻ em cũng như về phòng, chống MBN, MBPNTE. Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác phòng, chống MBPNTE đã tương đối đầy đủ và phù hợp với

các cam kết quốc tế. Việt Nam đã tổ chức một bộ máy các cơ quan làm nhiệm vụ phòng, chống MBPNTE và phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi cơ quan.

Trên thế giới nhiệm vụ phòng, chống MBPNTE đã được đặt ra và thực hiện từ lâu, mỗi quốc gia có những đặc thù riêng biệt và có những điểm tích cực để Việt Nam học tập áp dụng cũng như một số hạn chế, yếu kém mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm.

Chương 2

THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÒNG,

CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 58 - 62)