TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 98 - 99)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

3.2. TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

- Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống MBPNTE, chú trọng sử dụng nhiều hơn các phương tiện truyền thông gần gũi với giới trẻ như mạng xã hội, các tác phẩm văn học, điện ảnh, người có ảnh hưởng… Gắn việc giáo dục kiến thức văn hóa cho học sinh, sinh viên trong nhà trưởng với việc giáo dục các kỹ năng sống, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại nói chung và nguy cơ trở thành nạn nhân của MBPNTE nói riêng. Mở rộng đối tượng giáo dục tuyên truyền đối với cả các khác du lịch tại trọng điểm du lịch nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của MBPNTE cũng như chế tài đối với hành vi tham gia các hình thức du lịch tình dục tại Việt Nam.

- Trao quyền cho các cộng đồng, hoặc nói cách khác là tạo điều kiện cho “các cộng đồng đề xuất, thực hiện và làm chủ hoạt động của mình”. Tăng cường sự tham vấn lấy ý kiến và sự tham gia của người dân, sự tham gia của các nhóm có nguy cơ là một ưu tiên trong việc xây dựng và thực hiện công tác phòng ngừa MBN.

- Phòng ngừa, phát hiện các hành vi MBPNTE, xâm hại phụ nữ trẻ em ngay tại cộng đồng thông qua các chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống MBPNTE, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ cao như vùng biên giới, hải đảo, nông thôn, khu vực kinh tế khó khăn.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục khác nhau thúc đẩy bình đẳng giới, khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển cũng như quản lý xã hội. Thay đổi nhận thức truyền thống về vai trò của phụ nữ đã tồn tại từ xã hội phong kiến, tạo ra môi trường lành mạnh cho phụ nữ phát huy năng lực của bản thân, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội cũng như khả năng tự phòng ngừa đối với các loại tội phạm nói chung và MBPNTE nói riêng.

- Tuyên truyền, giáo dục hướng tới thay đổi nhận thức của xã hội về quyền của trẻ em, tôn trọng, lắng nghe, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở giáo dục cần thường xuyên có các hoạt động nhằm lắng nghe tiếng nói của trẻ em, tìm hiểu tâm tư, nguyên vọng của các em cũng như phát hiện sớm các nguy cơ phát sinh hành vi MBN. Bằng các hình thức giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi, trang bị cho trẻ em những kiến thức để tự phòng bị trước những hành vi xâm hại.

- Để cộng đồng nhận thức rằng những người phụ nữ, trẻ em bị mua bán là những nạn nhân của tội phạm, tạo ra sự đồng cảm đồng thời có ý thức giúp đỡ họ hòa nhập cồng đồng, xóa bỏ những tư tưởng kì thị, khinh thường các nạn nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 98 - 99)