Hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống múa bán phụ nữ và trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 43 - 46)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÒNG,

1.3.1. Hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống múa bán phụ nữ và trẻ em

- Tôn trọng tuyệt đối quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các nạn nhân trong đó lưu ý việc quản lý thông tin về các nạn nhân của chính các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ các nạn nhân.

- Căn cứ các nguy cơ thực tế để thực hiện một số các biện pháp khác nhau để bảo vệ nạn nhân như: giữ bí mật các thông tin liên quan đến nạn nhân và gia đình họ như tên tuổi, nơi ở, nơi làm việc, phương thức liên lạc; hạn chế việc đi lại hoặc bố trí nơi tạm lánh, bố trí lực lượng có chức năng bảo vệ… Tuy nhiên tất cả các hạn chế về tự do đối với nạn nhân phải dựa trên cơ sở sự đồng thuận của nạn nhân và mục tiêu bảo đảm an toàn tuyệt đối cho họ trong và sau quá trình tố tụng.

- Cung cấp các hỗ trợ về y tế, tham vấn, hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trợ giúp pháp lý trong phạm vi nguồn lực cho phép.

- Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, có hình thức phát hiện xử lý các hành vi kì thị, phân biệt đối xử hay các nguy cơ xâm hại khác đối với nạn nhân và gia đình họ.

- Khuyến khích các nạn nhân tham gia vào các hội nhóm tự lực (những người cũng là nạn nhân của MBPNTE hoặc có hoàn cảnh khó khăn), tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc hỗ trợ các nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÒNG,

CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.3.1. Hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống múa bán phụ nữ và trẻ em trẻ em

Như đã phân tích ở trên, QCN và công tác phòng, chống MBPNTE có mối quan hệ mật thiết, do đó hầu hết các công ước quốc tế về QCN đều có ý nghĩa nhất định đối với việc phòng ngừa cũng như xóa bỏ nạn MBPNTE, từ UDHR đến các công ước cốt lõi của Luật nhân quyền quốc tế như ICCPR, ICESCR, ….

- Công ước về Nô lệ (1926): Được Hội Quốc Liên thông qua ngày 25/9/1926 tại Geneve, Thụy Sĩ. Với công ước này Quyền không bị bắt làm nô lệ trở thành một trong những nhân quyền được pháp chế hoá sớm nhất, qua đó yêu cầu các quốc gia thành viên nỗ lực ngăn chặn và trấn áp việc buôn bán nô lệ. Năm 1953 Đại hội đồng LHQ thông qua nghị định thư sửa đổi một số điểm của công ước này [21].

- Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ (1956): Được thông qua ngày 7/9/1956 tạị Hội nghị các Đại diện toàn quyền do Hội đồng Kinh tế và Xã hội triệu tập theo Nghị quyết 608 (XXI) ở Geneve, có hiệu lực từ ngày 30/4/1975. Công ước này kế thừa, bổ sung thêm các quy định của Công ước về nô lệ năm 1926 và Công ước về Lao động cưỡng bức năm 1930, qua đó tăng cường những nỗ lực quốc gia cũng như quốc tế đối với việc xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục tương tự chế độ nô lệ [19].

- Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác (1949): Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 02/12/1949, có hiệu lực từ ngày 25/7/1951. Công ước này các quốc gia thành viên hình sự hóa, trừng phạt hành vi môi giới, dụ dỗ, bóc lột mại dâm người khác cũng như yêu cầu các quốc gia nỗ lực ngăn chặn hoạt động MBN vì mục đích mại dâm [23].

- Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (1979): Công ước của LHQ về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 18/12/1979 và có hiệu lực vào ngày 03/9/1981. Công ước này được ban hành để thúc đẩy các biện pháp cần thiết nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ dưới mọi hình thức, trong đó mua bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ cũng là một hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tiến hành những biện pháp trấn áp tất cả những hình thức mua bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ đồng thời thực hiện các biện pháp xóa bỏ phân biệt và bảo đảm sự bình đẳng của phụ nữ, bảo đảm QCN và các quyền tự do cơ bản của phụ nữ. Đây đều các quy định có ý nghĩa trong việc phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em gái [25].

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em: Công ước này được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực ngày 20/2/1990. Là một trong 09 công ước cơ bản của Luật nhân quyền quốc tế, công ước CRC quy định các quyền của trẻ em và trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy việc thực thi các quyền đó của các quốc gia. Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện mọi biện pháp song phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa việc bắt cóc, mua bán trẻ em vì bất kỳ mục đích gì, dưới bất kỳ hình thức nào [26].

- Công ước về cấm và hành động ngay để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999): được Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 18/6/1999, có hiệu lực ngày 20/7/2000. Công ước yêu các quốc gia thành viên bằng các giải pháp khác nhau nỗ lực xóa bỏ tất cả các hình vi bóc lột sức lao động của trẻ em, điều này làm giảm nguy cơ trẻ em bị mua bán để phụ vụ cho mục đích bóc lột sức lao động [20].

- Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (sau đây gọi tắt là Công ước TOC): Công ước này được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 15/11/2000 và có hiệu lực ngày 29/9/2003. Mục tiêu của Công ước này là thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả hơn [27].

- Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc MBN, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (2000): được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 15/11/2000, có hiệu lực ngày 25/12/2003, 117 quốc gia đã ký và hiện có 111 quốc gia đã phê chuẩn để trở thành thành viên. Nghị định thư này được thông qua nhằm ba mục đích chính là: phòng ngừa và đấu tranh chống MBN; bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán; và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Về nội dung, Nghị định thư về chống MBN chủ yếu điều chỉnh bốn vấn đề là: (1) định nghĩa MBN và hình sự hóa hành vi MBN, (2) hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; (3) phòng ngừa; và (4) hợp tác quốc tế [28].

- Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (2000): được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 15/11/2000 và có hiệu lực ngày 28/01/2004. Mục đích của Nghị định thư này là nhằm ngăn chặn và đấu tranh với việc đưa người di cư trái phép, tăng cường việc hợp tác giữa các Quốc gia thành viên, đồng thời bảo vệ QCN của những người di cư bị đưa đi trái phép. Về nội dung, Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật chủ yếu điều chỉnh bốn vấn đề là: (1) định nghĩa người di cư trái pháp luật và hình sự hóa hành vi MBN; (2) hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; (3) phòng ngừa; và (4) hợp tác quốc tế [29].

- Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho công ước về quyền trẻ em, về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em: Được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 25/5/2000, yêu cầu các quốc gia thành viên phải hành động và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc trẻ em rơi vào hoàn cảnh bị buôn bán, phải làm mại dâm hoặc bị sử dụng vào việc sản xuất văn hóa phẩm khiêu dâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 43 - 46)