Công tác phòng ngừa hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 72 - 77)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

2.2. THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ

2.2.2. Công tác phòng ngừa hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em tại Hải Phòng

Căn cứ các quy định của pháp luật, UBND thành phố Hải Phòng đã giao cho Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, và xây dựng phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc thành phố (Ban Chỉ đạo 799 thành phố) chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, mua bán người trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Hàng năm, Ban chỉ đạo 799 thành phố đều ban hành kế hoạch hành động thực hiện chương trình phòng, chống MBN trên địa bàn và các kế hoạch triển khai các Hiệp định, thỏa thuận phòng, chống MBN giữa Việt Nam và một số nước. Thường xuyên tham mưu cho Thành ủy, UBND Tp Hải Phòng về các biện pháp phòng, chống MBN. Cuối mỗi năm, các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan đều tiến hành tổng kết, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống MBN.

Về các biện pháp phòng, ngừa MBN thông qua việc bảo đảm các quyền của người dân.

- Chính quyền địa phương đã tăng cường các biện pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, cơ cấu lại nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tạo ra công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 2011 2018 2011 12.00% 5.50% 6.45% 2018 16.25% 1.41% 3.96%

Tốc độ tăng Tỉ lệ hộ nghèo Tỉ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 2.2: So sánh một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế năm 2011 và

năm 2018 thành phố Hải Phòng [57], [58]

- Vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, các cơ sở giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa cộng đồng, khu vui chơi trẻ em được quan tâm, đầu tư.

- Tăng cường kỷ cương thu chi ngân sách là chủ đề công tác của UBND thành phố trong nhiều năm liền, trong đó có việc thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí, tăng cường nguồn ngân sách cho công tác chi đầu tư phát triển. Năm 2011 tổng chi ngân sách địa phươnglà 7.513,8 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển là 2.421 tỷ đồng (chiếm 32,2%), chi thường xuyên là 4.859 tỷ đồng (chiếm tới 64,7%). Đến năm 2018, tổng tổng chi ngân sách địa phươnglà 22.762,7 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển là 11.602,5 tỷ đồng (chiếm 51%), chi thường xuyên là 9.107,3 tỷ đồng (chiếm 40,01%) [60], [61].

Năm 2011

Chi thường xuyên

Chi đầu tư phát triển

Chi khác

Năm 2018

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi ngân sách thành phố Hải Phòng

năm 2011 và năm 2018 [60], [61].

- Công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo hướng bảo đảm các quyền con người, quyền công dân đã và đang được tiếp tục thực hiện.

- Hoạt động lắng nghe, tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân được bảo đảm thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân định kỳ. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền tự do thông tin, tự do báo chí, tự do tôn giáo cơ bản được bảo đảm. - Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đặc biệt là tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em được đẩy mạnh.

- Công tác chăm sóc trẻ em được quan tâm, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông, cung cấp miễn phí bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi, hộ nghèo, hỗ trợ một phần với hộ cận nghèo.

Về các biện pháp phòng ngừa trực tiếp của các cơ quan chuyên môn thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2018 như sau [1], [2], [3], [4]:

- Công an thành phố: đã tập trung chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Cảnh sát khu vực, Công an xây dựng phong trào phụ trách xã về an ninh trật tự, Công an xã tập trung kiểm tra, rà soát nhân khẩu, hộ khẩu ở các tổ dân phố, thôn, xóm...; sàng lọc, lập danh sách những đối tượng phạm tội mua bán người (gồm những đối tượng đang bị tù giam và đã chấp hành án xong), những nạn nhân bị mua bán trở về, những người vắng mặt tại địa phương kết hợp các tài liệu khác để đánh giá toàn diện về thực trạng tình hình mua bán người và tình hình hoạt động của các đối tượng có liên quan đến tội phạm mua bán người trong toàn thành phố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện, xu hướng, dự báo diễn biến tình hình mua bán người trong thời gian tới. Trên cơ sở đó đã tham mưu, đề xuất các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm mua bán người có hiệu quả, khắc phục các nguyên nhân nảy sinh tội phạm. Đấu tranh, xóa bỏ các điểm nóng về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội.

Tiến hành rà soát lập danh sách các đầu mối, đường dây nghi vấn có biểu hiện, điều kiện hoạt động MBPNTE ở địa phương từ đó tập trung xác minh, thu thập tài liệu để lập chuyên án đấu tranh triệt phá. Rà soát các hoạt động có nguy cơ cao dẫn tới MBPNTE như đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, kết hôn có yếu tố nước ngoài, hoạt động nhận con nuôi, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, trung tâm bảo trợ, cơ sở từ thiện, nhà tình thương, nhà chùa, nhà thờ…

Phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng thành phố và các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát, trao đổi các thông tin, dựng các đường dây, các đầu mối nghi vấn, băng ổ nhóm tội phạm mua bán người, nạn nhân bị mua bán kết hợp các tài liệu, chứng cứ thu thập được để xác lập chuyên án, đấu tranh truy bắt các đối tượng và giải cứu nạn nhân bị mua bán.

Tổ chức các lớp hội thảo, tập huấn về tội phạm liên quan đến du lịch tình dục, tội phạm mua bán người, triển khai Luật phòng, chống mua bán người người cho các lực lượng làm công tác phòng, chống tội phạm mua bán người từ đó góp phần thực thi các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người đạt hiệu quả hơn.

- Sở Tư pháp: tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, không để tình trạng lợi dụng hình thức hôn nhân để hoạt động mua bán người. Hướng dẫn thực hiện tư vấn pháp luật trước hôn nhân, đảm bảo 100% các trường hợp công dân Việt Nam làm thủ tục đăng ký kết hôn với công dân Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... đều phải được tư vấn về hôn nhân trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố xác minh 100% các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và đăng ký nuôi con có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp thành phố.Từ năm 2011-2018, trên địa thành phố có 5.229 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 26 trường hợp.

Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với Báo Hải Phòng, Đài phát thanh - Truyền hình Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng duy trì việc giới thiệu văn bản pháp luật mới ban hành như: Luật phòng chống mua bán người, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về mối quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, duy trì việc giải đáp pháp luật, hộp thư bạn đọc, phát hành Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” vào thứ năm hàng hàng tuần…, với nhiều bài viết liên quan đến phòng, chống mua bán người, hôn nhân và gia đình trên địa bàn thành phố.

Tổ chức 54 cuộc truyền thông cộng đồng về phòng chống mua bán người tại cộng đồng và trường học trên địa bàn quận Lê Chân, Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn, các huyện Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Cát Hải thu hút 8.200 người tham gia; phát trên 20.000 tờ rơi, 500 cuốn sách, tư vấn 646 hộ gia đình có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Trung tâm trợ giúp pháp lý thành phố thuộc Sở Tư pháp không ngừng củng cố, mở rộng đội ngũ cộng tác viên và thường xuyên tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại xã vùng nông thôn góp phần nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và nhận thức về công tác phòng, chống mua bán người cho người dân ở cơ sở. Cấp phát hàng nghìn tờ rơi với tiêu đề: "Đừng trở thành nạn nhân của buôn bán người vì thiếu hiểu biết", "Hãy tự tin chúng tôi luôn ở bên bạn" tại các buổi tuyên truyền ở xã, phường, trường học trong thành phố.

Tổ chức tập huấn kiến thức phòng chống mua bán người cho các tuyên truyền viên, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cán bộ LĐTBXH không chuyên trách, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tổ trưởng tổ hòa giải của các xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.

- Hội liên hiệp phụ nữ thành phố: tiếp tục duy trì lịch sinh hoạt trên 40 CLB, nhóm nhỏ phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em với gần 1000 thành viên; 03 nhóm nòng cốt phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em với 30 thành viên; 06 CLB Bình Yên với 150 thành viên sinh hoạt các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống MBPNTE,…

Phối hợp Sở Tư pháp thành phố với giới thiệu chị em có yêu cầu đăng ký kết hôn, làm thủ tục ghi chú sang Trung tâm tư vấn pháp luật để được tư vấn những kiến thức cần thiết cho hôn nhân, kinh nghiệm chăm sóc và tự bảo vệ bản thân, tránh bạo lực gia đình…

- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố: tăng cường tuần tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)