Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÒNG,
1.3.4. Cơ chế phòng chống mua bán người ở Việt Nam
Theo Luật PCMBN (Chương IV) chủ thể có trách nhiệm chính trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người thuộc về Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương (bộ máy nhà nước)[37]. Tuy nhiên, Luật cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động PCMBN và hỗ trợ nạn nhân.
Chương trình phòng, chống MBN giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/12/2015 gồm 5 đề án [12]:
- Đề án 1: “Truyền thông phòng, chống mua bán người” gồm 2 tiểu đề án: + Tiểu đề án 1: “Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
+ Tiểu đề án 2: “Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng”. - Đề án 2: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người” gồm 3 tiểu đề án: + Tiều đề án 1: “Đấu tranh phòng, chống mua bán người khu vực nội địa. + Tiểu đề án 2: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo”.
+ Tiểu đề án 3: “Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người”.
- Đề án 3: “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” gồm 2 tiểu đề án;
+ Tiểu đề án 1: “Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân”. + Tiểu đề án 2: “Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.
- Đề án 4: “Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người”.
- Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người”
Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) điều hành theo Quyết định số 187/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ. Bên cạnh Ban chỉ đạo 138/CP ở cấp trung ương các bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng thành lập Ban Chỉ đạo 138 của mình để làm đầu mối điều phối các hoạt động phòng, chống tội phạm theo như chức trách, nhiệm vụ mà bộ, ngành, địa phương được giao.
Tùy thuộc lĩnh vực phụ trách quản lý cũng như nhiệm vụ theo quy định của Luật PCMBN mà các bộ, tổ chức chính trị xã hội được giao chủ trì hoặc phối hợp thực hiện từng đề án cụ thể.
Bảng 1.1. Trách nhiệm của các chủ thể trong bộ máy phòng, chống mua bán
người ở Việt Nam [55, tr.45]
Công việc Chủ thể có trách nhiệm chính Chủ thể phối hợp Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về PCMBN trên phạm vi cả nước. Quản lý hoạt động của cả bộ máy PCMBN.
Chính phủ (trực tiếp là Bộ Công an)
Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về PCMBN trong phạm vi địa phương.
UBND các cấp Các cơ quan, tổ chức có liên quan
Xây dựng, hoàn thiện và giám sát thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCMBN. Giúp Chính phủ điều phối bộ máy PCMBN.
Bộ Công an Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác có liên quan
Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống tội phạm mua bán người
Bộ Thông tin và Truyền thông (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) Hội LHPN Việt Nam (tại cộng đồng)
Hệ thống MTTQ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan
Phổ biến, giáo dục pháp luật về PCMBN
Bộ Tư pháp (trong toàn xã hội); Bộ Giáo dục – Đào tạo (trong hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo)
Các cơ quan, tổ chức có liên quan
Điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội mua bán người, giải cứu, tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân
Bộ Công an (ở nội địa) Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) (ở khu vực biên giới, hải đảo)
Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB- XH, Viện KSNDTC, TANDTC, UBND cấp tỉnh và các bộ, ngành có liên quan Truy tố, xét xử tội phạm mua bán người Hệ thống VKSND và TAND Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng Bộ LĐ-TB-XH (các dịch vụ chung); Bộ Y tế (dịch vụ y tế); Bộ Tư pháp (trợ giúp pháp lý); UBND cấp xã Các cơ quan, tổ chức có liên quan Hợp tác quốc tế trong PCMBN
Bộ Công an Bộ Ngoại giao, Bộ Tư
pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan Bảo hộ và đưa công dân
Việt Nam là nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài về nước
Bộ Ngoại giao
Thống kê tội phạm mua bán người
Viện KSNDTC
Tư vấn, phản biện, hỗ trợ và giám sát việc thực hiện pháp luật về PCMBN của các cơ quan nhà nước
Hệ thống MTTQ Việt Nam
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của một số ngành nghề nhạy cảm với nạn mua bán người
Bộ Tư pháp: dịch vụ hỗ trợ kết hôn; cho, nhận con nuôi; Bộ Giáo dục: dịch vụ đưa người đi học tập ở nước ngoài;Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: dịch vụ lưu trú, du lịch;Bộ Thông tin và Truyền thông: dịch vụ Internet; Bộ LĐ-TB-XH: Dịch vụ hỗ trợ việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.