Kinh nghiệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại Vương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 56 - 58)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ

1.4.1. Kinh nghiệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại Vương

quốc Anh [78]

Vương quốc Anh là một quốc gia Châu Âu với trình độ phát triển và mức sống của người dân rất cao. Cùng với kinh tế và những thành tựu về khoa học kỹ thuật, nước Anh có bề dày lịch sử và nền văn hóa phong phú, với nhiều nhà tư tưởng, triết gia vĩ đại. Đây cũng nơi hình thành và phát triển rất sớm những tư tưởng hiện đại về nhân quyền với những cái tên như Thomas Hobbe, Jonh Locke,… Trình độ dân trí nói chung và nhận thức về nhân quyền nói riêng của người dân Anh là khá cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, nước Anh cũng phải đối diện với nạn MBPNTE dù cho hình thức nô lệ đã bị Anh bãi bỏ từ năm 1807 [68].

Vương quốc Anh được chỉ ra là một quốc gia đích của nạn MBN, khi các vụ việc được phát hiện đa số là các nạn nhân phụ đến từ Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Đông Âu, Châu Phi bị mua bán và đưa tới Anh phục vụ cho các hình thức bóc lột, phụ nữ và trẻ em chiến đa số trong số này. Trong khi nạn nhân là phụ nữ được sử dụng chủ yếu vào mục đích bóc lột tình dục thì các nạn nhân là trẻ em lại được sử dụng vào các mục đích đa dạng hơn như bóc lột tình dục, nô lệ trong gia đình, ăn xin, trộm cắp, trồng cần sa trái phép, hoặc giả nhận con nuôi để trục lợi từ các khoản trợ cấp xã hội. Nhiều nạn nhân tin vào những lời hứa hẹn về cuộc sống tốt đẹp hơn khi được tới Anh và cho rằng mình là những người di cư, những người tị nạn thay vì nhận thức được mình đã bị mua bán [78].

Chính phủ Anh đã đề ra chiến lược cụ thể cũng như có nhiều nỗ lực trong thực tế để phòng, chống nạn MBN. Điểm đặc biệt là Chính phủ Anh coi chiến lược phòng, chống MBN là một bộ phận của chiến lược lớn hơn đề chống lại việc xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Chiến lược của Anh tập trung vào bốn nhiệm vụ chính:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác phát hiện và chăm sóc các nạn nhân của MBN bằng các biện pháp như:

- Thực hiện các chỉ dẫn của Liên minh Châu Âu về phòng, chống MBN. - Thông qua các kinh nghiệm từ những vụ việc trong thực tiễn cũng như việc đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng, chống MBN để hoàn thiện các chính sách về vấn đề này.

- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của đội ngũ làm công tác phòng, chống MBN bằng các khóa đào tạo chuyên sâu về tội phạm MBN và kiến thức y tế có liên quan đến các nạn nhân.

- Chăm sóc cho các nạn nhân bằng cách cung cấp cho họ những hỗ trợ phù hợp, đồng thời có cơ chế để giám sát chất lượng của những hỗ trợ đó.

Thứ hai, nâng cao khả năng phòng ngừa từ sớm bằng các biện pháp như: - Hợp tác với các quốc gia khác trong chia sẻ thông tin về các nguy cơ xảy ra MBN. Trong đó tập trung vào việc phát hiện các đối tượng từng phạm tội hoặc có dấu hiệu nghi vấn thực hiện hành vi MBN trước khi họ nhập cảnh vào Anh để có biện theo dõi, phòng ngừa.

- Chia sẻ, giúp đỡ các quốc gia gốc giải quyết những thách thức trong công tác phòng, chống MBN ví dụ như cải thiện năng lực quản trị, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về mua người….

- Nâng cao năng lực giám sát cũng như nhận thức của đội ngũ nhân viên tại các sân bay về hoạt động MBN để kịp thời phát hiện và can thiệp.

- Phát hiện và xử lý nghiêm khắc hành vi bóc lột lao động thông qua hoạt động của thanh tra lao động.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý biên giới thông qua việc đầu tư cho các lực lượng có chức năng phòng chống tội phạm và quản lý biên giới, tăng cường công tác tình báo về tội phạm MBN thông qua chia sẻ thông tin về các nạn nhân cũng như những kẻ mua bán tiềm năng với Văn phòng Biên giới Châu Âu và Cơ quan Cánh sát Liên minh Châu Âu (Europol), từ chối thị thực của những nạn nhân tiềm năng cũng như các đối tượng bị tình nghi MBN để không cho họ có cơ hội nhập cảnh vào Anh.

Thứ tư, tăng cường việc phối hợp giữa các cơ quan thức thi pháp luật của Anh trong công tác phòng, chống mua bán người. Cụ thể phối hợp trong việc phát

hiện, nhận dạng, cũng như ngăn chặn hành vi MBN và tịch thu những khoản lợi nhuận do MBN mà có, xóa bỏ các nhu cầu về sử dụng những người bị mua bán (Người mua dâm của những phụ nữ bị mua bán, cưỡng bức, đe dọa, buộc phải bán dâm có thể bị bắt và phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù ở Anh hành vi mua dâm không bị coi là vi phạm pháp luật).

Qua các kinh nghiệm của Anh có thể nhận thấy, việc phòng ngừa từ xa, tập trung vào các quốc gia gốc, nơi là nguồn cung cấp nạn nhân của MBPNTE là giải pháp rất quan trọng. Vì vậy, Việt Nam với tư cách là một quốc gia gốc cần mở rộng hợp tác với các nước là quốc gia đích mà các nạn nhân người Việt Nam thường hướng tới để phòng ngừa nạn MBPNTE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)