Pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 48 - 53)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÒNG,

1.3.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em

trẻ em

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vấn đề phòng, chống MBPNTE được quy định tại Hiến pháp, các luật, bộ luật cũng như các văn bản dưới luật. Nội dung chủ yếu của các quy định là bảo vệ QCN, các biện pháp phòng ngừa nạn mua bán người (trong đó có phụ nữ và trẻ em), các quy định về xử lý người thực hiện hành vi mua bán người cũng như bảo vệ hỗ trợ các nạn nhân.

- Hiến pháp năm 2013: là đạo luật gốc, quy định các quyền cơ bản của con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Hiến pháp còn có nhiều điều khoản trực tiếp nghiêm cấm các hành vi xâm hại quyền được bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân nói chung, của PNTE nói riêng. Các quy định này của Hiến pháp chính là nền tảng pháp lý vững chắc chống lại các hành vi xâm hại đến con người nói chung, danh dự, nhân phẩm của PNTE nói riêng [40].

- Luật phòng chống mua bán người năm 2011: được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Đây là văn bản luật đầu tiên quy định một cách tập trung, thống nhất và toàn diện các vấn đề về

PCMBN (các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCMBN; tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ các nạn nhân bị mua bán; trách nhiệm của các cơ quan trong PCMBN; hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCMBN)[37].

Ngoài Luật PCMBN 2011 thì trong nhiều văn bản pháp luật cũng chứa đựng các chế định pháp luật, quy phạm pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi MBPNTE; hỗ trợ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nạn nhân.

Các Bộ luật, Luật liên quan đến việc phòng ngừa hành vi MBPNTE:

- Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định về việc quản lý biên giới quốc gia (cả trên bộ và trên biển). Đây là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa việc MNPNTE ra nước ngoài và để tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ, hồi hương các nạn nhân bị mua bán [31].

- Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các nguyên tắc và biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Luật này góp phần làm giảm nguy cơ PNTE bị mua bán thông qua việc xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo lập bình đẳng giới thực chất trong xã hội và gia đình [32].

- Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các nguyên tắc và biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân. Luật này cũng có tác dụng gián tiếp phòng ngừa nạn MBPNTE, vì bạo lực gia đình thường đẩy các thành viên, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em vào những hoàn cảnh có nguy cơ cao bị mua bán [33].

- Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi góp phần giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị mua bán dưới hình thức nhận con nuôi [35].

- Bộ luật Lao động năm 2012 điều chỉnh các quan hệ về lao động, việc làm. Nó là nền tảng để phòng ngừa và xử lý những vi phạm quyền con người trong quan hệ lao động, trong đó có những hành vi lao động cưỡng bức, bóc lột sức lao động mà thường gắn với vấn đề MBPNTE [38].

- Luật Cư trú năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định các vấn đề liên quan đến quyền tự do cư trú, các biện pháp bảo đảm cũng như hoạt động quản lý nhà nước về cư trú – là những quy định có ý nghĩa phòng ngừa, phát hiện sớm hành vi MBPNTE [41].

- Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và đình, trong đó bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ, trẻ em trong gia đình, con nuôi, hôn nhân có yếu tố nước ngoài – là những chế định này có ý nghĩa phòng, chống MBPNTE [42].

- Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 điều chỉnh các quan hệ về quốc tịch. Luật này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài [44].

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc phòng ngừa hoạt động của các đối tượng phạm tội xuyên quốc gia tại Việt Nam, trong đó có MBPNTE [43].

- Luật Trẻ em năm 2016 quy định các quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó có việc phòng, chống mua bán trẻ em [48].

- Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2020) quy định Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi công dân, trong đó có PNTE bình đẳng về cơ hội học tập. Qua đó giúp họ có điều kiện trang bị cho mình tri thức, rèn luyện năng lực, trau dồi kỹ năng sống để có thể tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị xâm hại bởi các loại tội phạm khác nhau, trong đó có tội phạm MBPNTE [52].

Các Bộ luật, Luật liên trực tiếp đến việc xử lý hành vi MNPNTE:

- Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm các điều 150, 151, 152, 153 quy định các tội danh trực tiếp về hoạt động MBN và tội danh khác liên quan như Chứa mại dâm, rửa tiền, xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, đưa người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép… Đây là cơ sở pháp lý chính yếu cho công tác đấu tranh, trừng phạt, răn đe những kẻ MBPNTE. Ngoài các quy định về tội danh thì các quy định về nguyên tắc xử lý, quy định về trách nhiệm phòng, chống tội phạm, về hình phạt,… đều có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý cũng như phòng ngừa hành vi MBPNTE [49].

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đây là cơ sở pháp lý để điều tra, truy tố, xét xử những kẻ MBPNTE [50].

- Bộ luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh các quan hệ dân sự. Đây là nền tảng pháp lý để bảo vệ các quyền nhân thân và yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần cho nạn nhân của MBPNTE [46].

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết các vụ việc dân sự. Nó là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự trong các vụ việc MBPNTE, đặc biệt trong việc đòi bồi thường những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người bị hại [47].

- Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 là cơ sở pháp lý để thực hiện hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong việc điều tra, truy tố, xét xử những hành vi MBPNTE xuyên quốc gia và bảo vệ, hỗ trợ, hồi hương nạn nhân bị mua bán [34]. - Luật Thi hành án hình sự 2010 bao gồm các quy định về trưng phạt, giáo dục, cải tạo người phạm tội MBPNTE [36].

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về các hình thức và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Đây là nền tảng cho các Nghị định về xử phạt những hành vi mua bán người, cưỡng bức lao động, xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự [39].

- Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy đình trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định của Tòa án trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại dân sự của các nạn nhân đã được Tòa án công nhận [45].

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 về vấn đề trợ giúp pháp lý miễn phí cho nạn nhân của MBPNTE, đây là sự hỗ trợ quan trọng cho các nạn nhân trong quá trình tố tụng [51].

Ngoài ra còn có các đạo luật về tổ chức các cơ quan Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ phòng, chống MBPNTE.

Các văn bản dưới luật:

- Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều Luật PCMBN năm 2012.

- Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ về việc quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.

- Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP- BTP ngày 23/7/2013 của TANDTC – VKSNDTC, - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

- Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 10/02/2014 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH, Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục quan hệ phối hợp trong xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán.

- Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

- Thông tư liên tịch số 134/2013/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013 của Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/NĐ-CP (11/01/2013) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

- Thông tư số 78/2013/TT-BQP ngày 25/6/2013 của Bộ Quốc phòng quy định các biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người.

- Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 phê duyệt chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 1057/QĐ-LĐTBXH ngày 12/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người” giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của BLHS.

Và một số nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 48 - 53)