GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ RIÊNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 101 - 112)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

3.5.GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ RIÊNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG,

MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bên cạnh những giải đã nêu trên, từ thực tiễn công tác phòng, chống MBPNTE cũng như tình hình kinh tế, xã hội nhận thấy rằng Hải Phòng cần thực hiện một số giải pháp riêng biệt để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống MBPNTE:

Thứ nhất, tăng cường quản lý dịch vụ lưu trú, dịch vụ giải trí là tại các trọng điểm du lịch của thành phố là quận Đồ Sơn và đảo Cát Bà, xử nghiêm các hành vi có dấu hiệu phạm tội “Môi giới mại dâm”, “Chứa mại dâm”. Trong đó, lưu ý việc ký kết hợp đồng lao động của chủ sử dụng lao động và người lao động, việc thực hiện các quy định về quản lý lưu trú. Tiến hành các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân địa phương và du khách về MBPNTE, về hệ lụy của các hình thức du lịch tình dục.

Thứ hai, lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an thành phố cần tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải đường thủy, đường biển, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đặc biệt là các tuyến biển đi Hongkong, Đài Loan, tuyến bay sang Thái Lan để phát hiện các trường hợp xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.

Thứ ba, Bố trí đất tái định cư cho các hộ dân đã sống nhiều năm tại các khu dân cư tự phát ven sông, hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, tạo sinh kế phù hợp với năng lực của họ.

Thứ tư, Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt lưu ý việc phát triển chuyển đổi sinh kế, dạy nghề, bồi thường hỗ trợ hợp lý khi thu hồi đất.

Thứ năm, Tiếp tục thực hiện việc tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách; tiết giảm các khoản chi thường xuyên không cần thiết, tăng cường chi cho y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống MNPNTE. Nâng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng số chi ngân sách của thành phố. Thực hiện thu đúng, thu đủ trong thu ngân sách Nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, chuyển giá, rửa tiền.

Thứ sáu, Tăng cường quản lý cư trú tại các địa phương gần các khu, cụm công nghiệp, thanh tra lao động thường xuyên để phát hiện các trường hợp sử dụng lao động là trẻ em không đúng quy định, các trường hợp lao động cưỡng bức, lao động trừ nợ. Tuyên truyền, cung cấp kiến thức về quyền con người cũng như các kiến thức phòng, chống MBPNTE cho người lao động.

Kết luận chương 3

Qua phân tích các những vấn đề lý luận về MBPNTE, phòng, chống MBPNTE cũng như thực tiễn kết quả công tác này tại thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đó, tôi đưa ra một số kiến nghị cơ bản như sau:

- Kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến công tác phòng, chống MBPNTE theo hướng đồng bộ hóa, tập trung, thống nhất, tăng cường công tác giải thích pháp luật, sửa đổi, cập nhật các quy định cho phù hợp với các cam kết quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam.

- Kiến nghị nâng cao năng lực quản trị của Nhà nước (đặc biệt trong các lĩnh vực dễ phát sinh MBPNTE), nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, của đội ngũ cán bộ công chức, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiếp tục hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ không đủ năng lực.

- Kiến nghị tăng cường giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ, thúc đẩy việc thực thi các quyền con người, xây dựng cơ chế giám sát độc lập, nâng cao trách nhiệm của cơ quan dân cử, đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước.

- Kiến nghị tăng cường nguồn lực về ngân sách, con người cho hoạt động phòng, chống MBPNTE, sử dụng phương thức tiếp cận dựa trên quyền trong hoạch định và thực hiện các chính sách quản lý nhà nước.

- Kiến nghị Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền con người, về phòng, chống MBPNTE, xóa bỏ những kì thị, phân biệt đối xử với các nạn nhân cũng như phát hiện, xử lý sớm các nguy cơ đối với PNTE tại cộng đồng.

- Kiến nghị Tạo điều kiện, tăng cường sự tham gia của các Tổ chức phi chính phủ vào hoạt động phòng, chống MBPNTE, đặc biệt là công tác nghiên cứu, đánh giá cũng như các hoạt động phòng, chống MBPNTE trong thực tiễn.

- Kiến nghị tăng cường hợp tác quốc tế, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, xây dựng, chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về MBN.

KẾT LUẬN

MBPNTE và phòng, chống MBPNTE là vấn đề không mới nhưng vẫn luôn có tính thời sự, đòi hỏi những nỗ lực không ngừng nghỉ của các quốc gia, tổ chức, cá nhân. Những lợi ích to lớn từ việc mua bán, bóc lột phụ nữ và trẻ em luôn có sức hấp dẫn rất lớn với tội phạm. Và không có cách nào toàn diện và hiệu quả hơn để bảo vệ PNTE hơn là bảo vệ các quyền con người của họ.

Bảo vệ QCN và công tác phòng, chống MBPNTE có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một khi trợ thành nạn nhân của MBPNTE thì tất cả các quyền con người sẽ bị xâm hại, và xóa bỏ nạn MBPNTE là một trong những nhiệm vụ cơ bản để bảo vệ, thực thi QCN. Đồng thời bảo vệ QCN cũng là phương thức cơ bản, toàn diện và hữu hiệu nhất để phòng, chống MBPNTE. Phương pháp HRBA được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng và thực thi pháp luật, hoạch định chính sách và thực hiện công tác phòng chống MBPNTE.

Trong những năm vừa qua, bất chấp nỗ lực của các quốc gia, nạn MBPNTE vẫn có nhiều diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới có nhiều mô hình, giải pháp hay, phù hợp để Việt Nam học tập và cũng có nhiều bài học về những thất bại trong công tác phòng, chống MBPNTE để Việt Nam rút kinh nghiệm. Cũng cần nhận thức rằng, đây là nhiệm vụ mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác, chia sẻ giữa các quốc gia, tổ chức để đạt được thành công cuối cùng là xóa bỏ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em. Và tiếp cận dựa trên quyền sẽ là bản lề, là định hướng để các chủ thể thực hiện nhiệm vụ phòng, chống MBPNTE tìm được tiếng nói chung trong quá trình hợp tác đó.

Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng công tác phòng, chống MBPNTE, đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhận thức về quyền con người và tính cấp thiết của việc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em đã được nâng cao không chỉ trong bộ máy công quyền và ở cả trong cộng đồng. Vấn đề phòng, chống MBPNTE cũng ngày càng được quan tâm, bố trí nguồn lực hơn.

Tuy nhiên, song song với những kết quả đó đó là vẫn tồn tại nhiều bất cập. Những bất cập này một phần từ những nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu vẫn

là những nguyên chủ quan như hạn chế về hệ thống pháp luật, năng lực quản trị của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, hạn chế về nguồn lực ngân sách hay sự thiếu hiểu biết của người dân. Một số vấn đề không thể giải quyết ngay lập tức như tình trạng đói nghèo, chênh lệch phát triển, nguồn lực ngân sách nhưng cần có định hướng, lộ trình và mục tiêu cụ thể để thực hiện. Còn những vấn đề có thể làm ngay, không yêu cầu ngân sách quá lớn như đòi hỏi về thực thi các quyền dân sự - chính trị của người dân cần được thực hiện không trì hoãn. Những chính sách, giải pháp được khi đã đưa vừa thực hiện cần phải được thường xuyên tổ chức đánh giá lại, nếu thấy cần thiết thì sửa đổi để phù hợp với thực tiễn.

Hải Phòng với vị trí của một trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, y tế của Việt Nam, là cửa ngõ giao thương của miền Bắc, với định hướng xây dựng một thành phố quốc tế, một đô thị văn minh sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực và giải pháp riêng biết để đảm bảo hiểu quả của công tác phòng, chống MBPNTE. Các cơ quan hành pháp, tư pháp, các cơ quan dân cử cũng như các cán bộ, công chức, viên chức cần có nhận thức đúng đắn cũng như hành động trong thực tiễn để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em cũng như ngăn chặn nạn MBPNTE.

Tin tưởng rằng, với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam, sự thay đổi trong nhận thức về quyền con người của cộng đồng và đội ngũ cán bộ công chức, các nỗ lực của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng quốc tế thì trong tương lai công tác phòng, chống MBPNTE sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011 – 2015, Hải Phòng.

2. Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mua bán người năm 2016, Hải Phòng. 3. Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2017), Báo cáo kết quả thực hiện

Chương trình hành động phòng, chống mua bán người năm 2017, Hải Phòng. 4. Ban chỉ đạo 799 thành phố Hải Phòng (2018), Báo cáo tổng kết công tác

phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, Hải Phòng.

5. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 – Tổ chức thực hiện và kết quả sơ bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Nghị quyết số 45/NQ-TW ngày về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

7. Bộ Tài Chính, Bộ Bộ Lao Động – Thương Binh- Xã hội (2013), Thông tư liên tịch số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013 về việc hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ- CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người, Hà Nội.

8. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hải Phòng (2018), Các chỉ tiêu DS-KHHGĐ của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh, Hà Nội.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi, Hà Nội.

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 09/2013/NĐ- CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người, Hà Nội.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Quyết định số 2546/2015/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 13. Nguyễn Đăng Dung, Lã Khánh Tùng, Luật quốc tế về quyền của người dễ bị

tổn thương, Nxb Lao Động – Xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2015), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Vũ Công Giao, Đào Trí Úc (2018), Công lý và quyền tiếp cận công lý, Nxb

Hồng Đức, Hà Nội.

16. Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương (2016), Tiếp cận dựa trên quyền con người lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2015), Công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Malaysia.

18. Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2019), Nghị quyết 02/2019/NQ- HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội Mua bán người và điều 151 về tội Mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 19. Hội nghị các Đại diện toàn quyền do Hội đồng Kinh tế và Xã hội triệu tập theo

Nghị quyết 608 (XXI) (1956), Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ, Thụy Sĩ.

20. Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động thế giới (1999), Công ước về cấm và hành động ngay để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Thụy Sĩ. 21. Liên Hợp Quốc (1926), Công ước về Nô lệ, Thụy Sĩ.

22. Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Pháp. 23. Liên Hợp Quốc (1949), Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại

dâm người khác và các Nghị định thư bổ sung cho Công ước, Mỹ.

25. Liên Hợp Quốc (1979), Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Mỹ.

26. Liên Hợp Quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Mỹ.

27. Liên Hợp Quốc (2000), Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Italia.

28. Liên Hợp Quốc (2000), Nghị định thư Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,Italia.

29. Liên Hợp Quốc (2000), Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Italia.

30. Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Biên giới quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bình đẳng giới, Hà Nội.

33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.

34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật tương trợ tư pháp, Hà Nội.

35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội.

36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà Nội.

37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Hà Nội.

38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.

41. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật cư trú năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013, Hà Nội.

42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hà Nội.

43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Quốc tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng (Trang 101 - 112)