Đánh giá an toàn nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 27 - 29)

1.2 .An toàn nợ công

1.2.3. Đánh giá an toàn nợ công

1.2.3.1. Đánh giá an toàn nợ nước ngoài qua các ngưỡng của IMF, WB

Theo WB và IMF trong khuôn khổ toàn diện đánh giá bền vững nợ (Debt Sustainability Analysis Framework - DSF) của các nước thu nhập thấp, tháng 4 năm 2005 có đưa ra tiêu chí đánh giá an toàn nợ công đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào Nghĩa vụ nợ (Debt service) và Khối lượng nợ (Debt stock). Khối lượng nợ có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa hoặc giá trị hiện tại của nợ. Theo hướng dẫn thì không có hạn mức an toàn chung cho các nước với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau. Các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào chất lượng thể chế và năng lực chính sách của mỗi nước. Nợ công được phân loại theo ba nhóm, những nước có chất lượng thể chế và chính sách tốt có thể duy trì chỉ số nợ cao hơn những nước có chất lượng thể chế kém hơn

Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về nợ nước ngoài theo giá trị hiện tạiGánh nặng nợ theo tiêu chí DSF Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF

Chỉ số Chất lượng thể chế,

chính sách

NPV của nợ (%) Nghĩa vụ nợ (%)

Xuất khẩu GDP Thu

ngânsách Xuất khẩu Thu Ngân sách Yếu 100 30 200 15 20 Trung bình 150 40 250 20 25 Mạnh 200 50 300 25 35

Nguồn: A Guide to LIC DSA của IMF và WB

Giá trị hiện tại ròng (NPV) của tổng nợ là giá trị tính bằng đồng tiền hiện tại của dòng tiền trả nợ (bao gồm vốn gốc và nợ lãi) phải trả trong tương lai.

Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu: đo lường hiện giá thuần của nợ liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu.

Tỷ lệ GDP của nợ/GDP: đo lường hiện giá thuần của nợ trên tổng thu nhập quốc nội.

Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách: đo lường hiện giá thuần của nợ liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu NSNN. Tuy nhiên chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP ≥ 30% và Tỷ lệ thu NSNN/GDP ≥ 15%

Nghĩa vụ nợ/xuất khẩu và Nghĩa vụ nợ/thu ngân sách: là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được WB và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững của nợ công. Nghĩa vụ nợ/xuất khẩu đo lường khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu còn nghĩa vụ nợ/thu ngân sách đo lường khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ từ nguồn thu NSNN. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng thì nghĩa vụ nợ/xuất khẩu ˂ 15% và nghĩa vụ nợ/thu NSNN ˂ 10%.

Ngoài những chỉ số cơ bản để kiểm soát mức nợ nói trên, người ta còn sử dụng những chỉ số khác nhau để phản ánh khía cạnh khác nhau của tình trạng nợ. Chẳng hạn, tỷ số giữa dự trữ ngoại hối trên tổng nợ là chỉ số thể hiện khả năng trả nợ của một nước bằng dự trữ ngoại hối của mình.

Như vậy, mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh khác nhau mức độ nợ nần của một nước. Để đánh giá mức độ nợ và khả năng trả nợ của một nước phải xem xét tất cả các chỉ số trong mối quan hệ với nhau. Có thể xảy ra trường hợp các chỉ số nợ không cùng nằm trong một mức nhất định mà nằm trong các mức khác nhau. Trong trường hợp đó phải xem xét lại nguyên nhân của sự không thống nhất đó. Tuy nhiên chỉ số nợ so với GDP có thể là chỉ số quan trọng nhất vì nó thể hiện khả năng trả nợ

lâu dài của nền kinh tế, chỉ số nợ trên giá trị xuất khẩu phản ánh được khả năng tạo nguồn trả nợ trong ngắn hạn. Do đó, việc phân tích an toàn nợ cần xem xét xu hướng của các chỉ số nợ trong một khoảng thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)