Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 44 - 46)

1.5 .An toàn và khủng hoảng nợ công của một số nước

1.5.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát nợ công an toàn và xử lý khi khủng hoảng nợ công đã chỉ ra một số bài học liên quan đến vấn đề nợ công, giảm và kiểm soát nợ công :

-Phân tích đúng thực chất của nợ công: Cơ sở đánh giá nợ công an toàn không phản ánh toàn diện qua tỷ lệ nợ công/GDP mà còn thể hiện qua nhiều yếu tố khác. Không tồn tại mối quan hệ khi tỷ lệ nợ công/GDP cao thì mức độ an toàn thấp và ngược lại. Quản lý trần nợ và ngưỡng nợ chỉ mới là điều kiện cần để kiểm soát được an toàn và cần phải có thêm các chỉ tiêu chất lượng nợ công. Để đánh giá đúng tính bền vững của nợ công cần đánh giá nợ một cách toàn diện trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm

nội địa… Bên cạnh đó cần xem xét đến cơ cấu nợ, tỷ lệ lãi suất, thời gian trả nợ… để đánh giá đúng tính chất của nợ công.

-Không nên quá phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài : Kinh nghiệm của Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc là không nên phụ thuộc quá nhiều vào khoản nợ vay nước ngoài. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề nợ nước ngoài. Vấn đề then chốt trong quản lý an toàn nợ công là quản lý chặt chẽ nợ vay nước ngoài. Tỷ lệ nợ công vay ngước cao thì nguy cơ mất khả năng thanh toán và mất chủ quyền tài chính quốc gia càng cao.

-Tăng cường cơ chế kiểm soát, giám sát quá trình vay và sử dụng vốn vay:

Bài học từ Trung Quốc cho thấy công tác quản lý và giám sát chặt chẽ kế hoạch vay và sử dụng vốn vay là cần thiết và giúp ngăn ngừa nguy cơ mất kiểm soát nợ công

- Tăng cường minh bạch hóa thông tin về nợ công : Thông tin về thâm hụt ngân sách và nợ công cần phải được minh bạch để đánh giá chính xác mức độ an toàn nợ công và tăng định mức tín nhiệm quốc gia trên thị trường quốc tế. Chỉ báo về thâm hụt ngân sách cao kéo dài và nợ công tăng nhanh là dấu hiệu hiệu xảy ra nguy cơ khủng hoảng nợ công đang tăng lên.

Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế: Suy giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là nguồn gốc sinh ra mất cân bằng ngân sách đẫn đến nợ công. Chỉ có tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh mới giải quyết triệt để được nguồn gốc sinh ra khủng hoảng nợ công

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ AN TOÀN NỢ CÔNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)