Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 40 - 57)

Bảng 1 .4 Một số chỉ tiêu kinh tế của Nhật Bản năm 2011 2016

Bảng 1.6 Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016*

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 3,7 4,7 3,3 2 1,7

Nợ công/GDP (%) 103,2 99,8 104,7 100,7

Tổng dự trữ quốc gia (tỷ USD) 259 273 257 248 255

Tỷ lệ đầu tư/GDP 29,80 30,30 28,90 26,30 26,40

Tiết kiệm/GDP 47,9 48,2 46,4 46,1 46,1

Nguồn: IMF, Singapore 2016 Article IV Consultation

Có thể tổng kết lại các lý do giúp nợ công của Singapore vẫn ở ngưỡng an tồn đó là:

- Sự kết hợp của chính sách thuế cơng bằng và các các chương trình chi tiêu cơng thận trọng.

Chính sách tài chính của Singapore chủ yếu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, không phải điều chỉnh theo chu kỳ kinh tế hoặc phân phối thu nhập. Mặc dù thuế là nguồn thu chủ yếu, song Singapore vẫn rất chú trọng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chi tiêu của Chính phủ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như phát triển nhà ở cơng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và an ninh quốc gia.

Ngân sách chính phủ trong giai đoạn 2006 - 2015 gần như luôn thặng dư, trừ năm 2009 thâm hụt 0,5% GDP và năm 2015 thâm hụt 1,2% GDP (Trading Economics, 2016). Thêm vào đó Singapore duy trì tỷ lệ tiết kiệm cao trên 46% GDP và dự trữ quốc gia lớn trung bình giai đoạn 2012- 2015 đều trên 6 tháng nhập khẩu, cụ thể năm 2015 là 248 tỷ USD tương đương 7 tháng nhập khẩu (IMF, Singapore 2016, tr.40) cho phép nước này trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ đầu tư cao nhất thế giới mà khơng cần vay nợ nước ngồi giúp Chính phủ chủ động hơn trong việc chi trả các khoản nợ vay.

Thủ tướng Singapore ông Lý Hiển Long đã cam kết cắt giảm chi tiêu công như cắt giảm hàng triệu đơ la tiền lương của các chính trị gia. Tuy nhiên, Singapore vẫn được đánh giá là quốc gia trả lương rất cao cho giới lãnh đạo cao cấp, giúp thu hút nhiều nhân tài cho lĩnh vực công và giảm thiểu khả năng dính líu đến tham nhũng. Việc làm này góp phần giảm áp lực lên NSNN. Quản lý ngân sách nhà nước được giám sát rất chặt chẽ thông qua Ủy ban tài khoản cơng và Ủy ban dự tốn. Hơn nữa, thể chế và chính sách của Singapore ngày càng hoàn thiện hơn, hành lang pháp lý đảm bảo được yếu tố cơng khai, minh bạch, giúp Chính phủ kiểm sốt tốt nợ công, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào Singapore.

- Nợ cơng là nợ trong nước, khơng có nợ nước ngồi.

Một ngun nhân quan trọng giúp nợ cơng Singapore ln an tồn là do đa phần nợ công của Singapore là nợ trong nước, khơng vay nợ nước ngồi, trong đó phần lớn là nợ Chính phủ do Quỹ dự phòng trung ương (CPF) nắm giữ. Theo báo cáo của IMF, năm 2015 nợ cơng của Singapore là 104,7% GDP, trong đó số nợ CPF lên đến 65%.

Đặc điểm này giống nợ cơng của Nhật Bản. Vì trái phiếu chính phủ ổn định, khơng phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới nên tránh được những tác động bất lợi từ thị trường bên ngồi và Chính phủ có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm sốt tình hình về nợ khi có biến động.

Chính vì những lý do trên mà mặc dù nằm trong số những nước có tỷ lệ nợ cơng lớn nhất thế giới, nhưng Singapore có khả năng kiểm sốt và thực hiện tốt các nghĩa vụ nợ của mình. Hiện nay, Singapore vẫn là quốc gia châu Á duy nhất được cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor và Moody đánh giá có mức xếp hạng AAA (Brian Fabbri, 2014).

1.5.4. Hy Lạp

Khủng hoảng Hy lạp có lẽ là vấn đề thời sự và đang được quan tâm rất nhiều không chỉ đối với những người trong cuộc - các quốc gia trong khu vực Eurozone mà cả những người đứng ngoài cuộc. Bởi lẽ, xét về mặt bề ngoài là vấn đề nợ Hy Lạp – một quốc gia có 11 triệu dân, với tổng GDP năm 2014 chiếm chưa đầy 2% của Liên minh châu Âu (EU), nhưng ẩn chứa bên trong là một nguy cơ tiềm tàng

làm suy yếu khu vực đồng Euro (Eurozone) và như là ngưỡng cản lên quá trình phục hồi kinh tế tồn cầu vừa mới nhen nhóm.

Diễn biến và phản ứng chính sách

Năm 2009: Cuộc khủng hoảng của Hy Lạp chính thức bắt đầu vào tháng 12/2009 khi nước này cơng bố thâm hụt ngân sách Chính phủ là 12,7% GDP, chứ khơng phải 3,7% như Chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó. Nợ cơng Hy Lạp lên tới 236 tỉ euro, chiếm khoảng 115% GDP. Mặc dù chính phủ Hy Lạp đã đưa ra những kế hoạch nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách năm 2010 xuống chỉ còn 8,7% bằng cách các biện pháp giảm chi tiêu công và tăng thuế từ 19 lên 21%, nhưng các nhà đầu tư vẫn nghi ngờ khả năng thanh toán của quốc gia này. Điều này dấy lên nỗi lo ngại của các chủ nợ và lãnh đạo các nước Eurozone

Năm 2010: Bước sang năm 2010, EU và IMF đã phải đưa ra một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ euro nhằm cứu lấy Hy Lạp. Đi kèm với gói cứu trợ này là các điều khoản buộc Hy Lạp phải cắt bỏ nhiều khoản lương thưởng đối với nhân cơng, khơng tăng lương chính phủ trong vịng 3 năm, thuế giá trị gia tăng tăng từ 21% lên 23%. Ngồi ra chính phủ cũng nâng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65 đối với nam và 55 lên 60 đối với nữ. Nhưng gói cứu trợ này cũng khơng đủ lực để kéo kinh tế Hy Lạp đi lên, nên một lần nữa Hy Lạp phải cầu cứu liên minh châu Âu gói cứu trợ lần thứ 2 trị giá 130 tỷ euro để cứu quốc gia này cũng như để giảm thiểu tác động xấu đến khu vực đồng euro. Đổi lại Hy Lạp cam kết cắt giảm nợ công xuống khoảng 121% GDP đến năm 2020.

Năm 2015: Tính đến thời điểm hiện tại, sau 2 gói cứu trợ đã được đưa ra, tình hình kinh tế Hy Lạp vẫn đang rất u ám. Trong 6 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ và tình trạng suy thối, Hy Lạp đã mất 25% GDP, người dân mệt mỏi oằn mình gánh núi nợ cơng hiện cao nhất khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone), lên đến 320 tỷ euro bằng 175% GDP, và tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 24,8%. Chính phủ đã khơng cịn nguồn tài chính để trả nợ. Các ngân hàng phải đóng cửa. Tính đến 27/6 có đến 500 trong số 7.000 cây ATM của nước này khơng cịn tiền. Người dân thực sự bức xúc trong tình cảnh khó khăn này bởi mỗi người chỉ được rút 60 euro mỗi ngày. Ngành du lịch Hy Lạp cũng gặp khơng ít vấn đề, như là hệ lụy, các du khách

đến Hy Lạp khơng có tiền để chi tiêu do khơng rút được tiền từ thẻ tín dụng do hệ thống các Ngân hàng Hy Lạp đều đóng cửa. Ngày 01/7/2015 IMF phát đi thơng báo xác nhận Hy Lạp khơng trả nợ đúng hạn. Điều này cũng có nghĩa Athens chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nền kinh tế phát triển như Hy Lạp bị IMF kết luận như vậy. Với tuyên bố này, Hy Lạp mặc nhiên không được quyền tiếp cận bất cứ khoản vay nào của quỹ cho tới khi thanh toán xong nghĩa vụ nợ cũ (Ngô Thùy Ninh, 2016)

Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng: - Lỗi hệ thống:

+ Căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ sự khập khiễng của EU là có đồng tiền chung (Euro), nhưng lại khơng có chính sách tài chính chung. EU lập ra ngân hàng trung ương Châu âu nhưng lại không loại bỏ ngân hàng quốc gia các nước thành viên khiến cho ECB khơng có được vai trị như của Cục dự trữ liên bang Mỹ, khơng có chế tài. Cịn Ngân hàng trung ương quốc gia của các thành viên Eurozone vẫn có tiếng nói quyết định trong chính sách tài chính, tiền tệ của quốc gia mình.

-Hy Lạp, kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung eurozone vào năm 2001 cho đến khủng hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngân sách được cơng bố trung bình vào khoảng 5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khối eurozone chỉ là khoảng 2%. Chính vì thế, Hy Lạp đã khơng thể duy trì được những chỉ số theo quy định chuẩn của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của EU (EMU). Khi thâm hụt ngân sách Hy Lạp liên tục đụng và vượt “giới hạn” trần 2% GDP do chính EU đặt ra thì các chủ nợ hay các nhà đầu tư khơng có động thái xử lý triệt để.

- Nối tiếp những sai lầm, thơng qua các gói cứu trợ với con số khủng hơn đi kèm với các giải pháp” thắt lưng buộc bụng”, tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước, nâng lãi suất cơ bản và thả nổi tỷ giá đồng thời tăng thuế để tăng nguồn thu. Trong khi đó, kinh tế Hy Lạp phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Chính vì vậy, Hy Lạp rất khó khắc phục được các khó khăn kinh tế nếu chỉ áp dụng những chính sách mà các chủ nợ đã nêu ra cho Hy Lạp.

-Hy Lạp khơng có một cơ chế chính sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế của chính mình

+ Thâm hụt ngân sách: Tại Hy Lạp là việc thu ngân sách không đảm bảo trong khi chính phủ lại chi tiêu quá nhiều. Quốc gia này được báo chí nhắc đến rất nhiều về nạn trốn thuế, khi tăng trưởng GDP danh nghĩa trong giai đoạn 2000-2007 đạt mức trung bình 8,25% thì mức tăng về thu thuế chỉ là 7%. Việc Hy Lạo lâm vào khủng hoảng nợ có sự góp phần khơng nhỏ của việc chi tiêu cơng quỹ siêu thống, thêm vào đó bộ máy cơng quyền khơng ngừng lớn mạnh về số lượng, nhưng lại tỷ lệ nghịch với chất lượng và hiệu quả cơng việc. Ngồi mức chi tiêu cơng thơng thường, Hy Lạp cịn phải trả giá cho khoản đầu tư công khổng lồ từ Olympic 2004 (Vũ Minh Long,2013, tr.41-46)

+ Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư.

+ Nạn tham nhũng trầm trọng. Theo đáng giá của Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS), Hy Lạp là nước có nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất EU. Theo tính toán hàng năm nạn tham nhũng lấy đi 10%GDP của nước này

+ Các thống kê bị sai lệch của Hy Lạp trong nhiều năm qua đã che dấu khoản nợ chính phủ khổng lồ lên đến 12,7%GDP (trong khi số dự báo là 3,7%)

1.5.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát nợ cơng an tồn và xử lý khi khủng hoảng nợ công đã chỉ ra một số bài học liên quan đến vấn đề nợ cơng, giảm và kiểm sốt nợ cơng :

-Phân tích đúng thực chất của nợ cơng: Cơ sở đánh giá nợ công an tồn

khơng phản ánh tồn diện qua tỷ lệ nợ cơng/GDP mà cịn thể hiện qua nhiều yếu tố khác. Không tồn tại mối quan hệ khi tỷ lệ nợ cơng/GDP cao thì mức độ an tồn thấp và ngược lại. Quản lý trần nợ và ngưỡng nợ chỉ mới là điều kiện cần để kiểm sốt được an tồn và cần phải có thêm các chỉ tiêu chất lượng nợ cơng. Để đánh giá đúng tính bền vững của nợ cơng cần đánh giá nợ một cách tồn diện trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm

nội địa… Bên cạnh đó cần xem xét đến cơ cấu nợ, tỷ lệ lãi suất, thời gian trả nợ… để đánh giá đúng tính chất của nợ cơng.

-Không nên quá phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài : Kinh nghiệm của Nhật

Bản, Singapore và Trung Quốc là không nên phụ thuộc quá nhiều vào khoản nợ vay nước ngoài. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề nợ nước ngoài. Vấn đề then chốt trong quản lý an tồn nợ cơng là quản lý chặt chẽ nợ vay nước ngoài. Tỷ lệ nợ cơng vay ngước cao thì nguy cơ mất khả năng thanh tốn và mất chủ quyền tài chính quốc gia càng cao.

-Tăng cường cơ chế kiểm sốt, giám sát q trình vay và sử dụng vốn vay:

Bài học từ Trung Quốc cho thấy công tác quản lý và giám sát chặt chẽ kế hoạch vay và sử dụng vốn vay là cần thiết và giúp ngăn ngừa nguy cơ mất kiểm sốt nợ cơng

- Tăng cường minh bạch hóa thơng tin về nợ cơng : Thơng tin về thâm hụt ngân sách và nợ công cần phải được minh bạch để đánh giá chính xác mức độ an tồn nợ cơng và tăng định mức tín nhiệm quốc gia trên thị trường quốc tế. Chỉ báo về thâm hụt ngân sách cao kéo dài và nợ công tăng nhanh là dấu hiệu hiệu xảy ra nguy cơ khủng hoảng nợ công đang tăng lên.

Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế: Suy giảm năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế là nguồn gốc sinh ra mất cân bằng ngân sách đẫn đến nợ cơng. Chỉ có tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh mới giải quyết triệt để được nguồn gốc sinh ra khủng hoảng nợ công

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CƠNG VÀ AN TỒN NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và bộ máy quản lý nợ công củaViệt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay

Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sơi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra. Lãi suất huy động hiện nay tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4%-7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm đối với ngắn hạn, 9%-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Lạm phát năm 2016, theo cách tính hiện tại (so với tháng 12 năm trước) chỉ là 4,74%, thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm nay là 5%. Năm 2016, mức thâm hụt ngân sách khoảng gần 192.000 tỷ đồng chiếm 6,6% GDP. Trong khi đó nợ cơng năm 2016 lên đến 64,7% GDP.

Từ năm 2009 Việt Nam đã ban hành Luật Quản lý nợ công làm cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng cho các khuôn khổ về quản lý nợ cơng mà vốn dĩ trước đó Việt Nam chưa có. Luật Quản lý nợ cơng khơng chỉ đưa ra các định nghĩa mang tính

thống nhất về nợ cơng, nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, và cả nợ nước ngồi của quốc gia, mà còn đưa ra các nguyên tắc về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công của việt nam (Trang 40 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)